Hướng dẫn soạn văn Tây Tiến của tác giả Quang Dũng
Hướng dẫn
Hướng dẫn soạn văn Tây Tiến sẽ cung cấp những lời giải, gợi ý chi tiết nhất cho hệ thống câu hỏi bài học trong sách giáo khoa. Các bạn hãy cùng tham khảo để có quá trình học tập hiệu quả nhất nhé!
I. Hướng dẫn đọc bài
Câu 1: Theo văn bản, bài thơ có bốn đoạn. Nêu ý chính của mỗi đoạn và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn
- Đoạn 1: Nói về hoàn cảnh sống và chiến đấu của những người lính
- Đoạn 2: nói về kỉ niệm của những người chiến sĩ cách mạng
- Đoạn 3: Nỗi nhớ đồng đội da diết của tác giả về những người đồng đội ở Tây Tiến.
- Đoạn 4: Lời thề gắn bó với Tây Tiến của tác giả
- Mạch cảm xúc của bài thơ: mở đầu là nỗi nhớ Tây Tiến, sau đó nhớ lại những kỉ niệm khi còn là người lính, rồi nhớ tới những người đồng đội ở Tây Tiến, cuối cùng là lời thề gắn bó với Tây Tiến.
Câu 2: Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ ra ở bức tranh thứ nhất? Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trên nền cảnh thiên nhiên ấy như thế nào?
- Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, biểu tượng cho cuộc hành quân đầy vất vả: các địa danh được nhắc đến là Sài Khao, Mường Lát. Con đường gập ghềnh, hiểm trở “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” nhưng cuộc hành quân của người lính vẫn tiếp tục.
- Giữa những hiểm trở, hình ảnh người lính lại càng thêm hào hùng, một hình ảnh bi tráng trên chiến trường. Mặc cho bom đạn nổ nhưng tinh thần chiến đấu không hề suy giảm, và đã có rất nhiều những người chiến sĩ nằm lại nơi chiến trường.
Bài liên quan đến bài thơ Tây Tiến:
>>Giới thiệu về nhà thơ Quang Dũng – Tác giả của bài thơ Tây Tiến
>>Phân tích bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng – Văn mẫu lớp 12 tuyển chọn
>>Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng
Câu 3: Đoạn thơ thứ hai lại mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp mới của con người và thiên nhiên miền Tây, khác với cảnh vật ở đoạn thơ thứ nhất. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp ấy
- Bức tranh ở đoạn thơ thứ hai là một bức tranh mĩ lệ và duyên dáng, rất thanh bình, ngỡ như đã không còn tiếng súng, không còn chiến tranh.
- Bức tranh có vẻ đẹp rực rỡ, nhiều màu sắc của xứ lạ phương xa trong một đêm liên hoan nơi biên giới Việt – Lào. Dường như chiến tranh không còn nữa, chỉ còn xiêm áo với đuốc hoa rực rỡ bên tiếng khèn, thấm đẫm tình người, tình quân dân và tình nghĩa Việt – Lào.
- Vẻ đẹp của một bức tranh có gam màu nhạt, đường nét uyển chuyển, hình ảnh chấm phá đầy khơi gợi: sông nước huyền ảo lung linh, cô gái chèo thuyền độc mộc, bông hoa đong đưa trên dòng nước.
Câu 4: Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến được tác giả tập trung khắc họa ở đoạn thơ thứ ba. Qua đó, hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến
Trong đoạn thơ thứ ba, bằng những ngôn từ linh hoạt, tác giả đã tập trung khắc họa về hình tượng người lính với hiện thực trần trụi:
- “không mọc tóc”: các chiến sĩ bị căn bệnh sốt rét hoành hành khiến cho rụng hết tóc, hoặc là cắt tóc đi để thực hiện những trận đánh giáp lá cà.
- “xanh màu lá”: những người lính sống trong cảnh thiếu thốn, bệnh tật nên cơ thể suy nhược, da xanh xao, cũng có thể hiểu rằng người lính phải lấy lá đê ngụy trang
- “dữ oai hùm”: tinh thần chiến đấu luôn hừng hực như hổ báo
- “dáng kiều thơm”: đây là hình ảnh về những người con gái xinh đẹp nơi Hà thành hậu phương, ý nói các chiến sĩ dù ngày chiến đấu gian khổ nhưng đêm về vẫn một lòng hướng về hậu phương.
Câu 5: Ở đoạn thơ thứ tư nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết “Hồn về Sầm nứa chẳng về xuôi”?
- Quang Dũng nhớ về chiến trường xưa, xa xôi và những người đồng đội cũ một thời cùng chung lí tưởng chiến đấu. Tuy nhiên giữa nhà thơ và những tháng ngày Tây Tiến ấy có khoảng cách về không gian và thời gian thăm thẳm.
- “Hồn về Sầm nứa chẳng về xuôi”: nghĩa là hồn người vẫn gắn với “Tây Tiến mùa xuân ấy”, gắn với những ngày tháng đáng nhớ nhất của đoàn quân Tây Tiến, đoàn quân đã đi vào lịch sử dân tộc.
II. Luyện tập
Câu 1: Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp hiện thực hay lãng mạn? Phân tích, so sánh Tây Tiến với bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để làm rõ bút pháp đó
Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp lãng mạn, vượt lên trên thực tại để vươn tới cái đẹp của lí tưởng, khác với bút pháp tả thực trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:
Đồng chí >< Tây Tiến
- Áo anh rách vai >< Áo bào thay chiếu anh về đất
- Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh >< Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
- Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi >< Quân xanh màu lá dữ oai hùm
- Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỉ >< Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Câu 2: Qua bài thơ, anh (chị) hình dung như thế nào về chân dung người lính Tây Tiến?
- Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến: Những người lính Tây Tiến hiện ra oai phong và lẫm liệt, thực tế thiếu thốn gian khổ nhưng đã chứng minh người lính ốm mà không yếu, hình hài tuy tiều tụy của họ lại chứa một sức mạnh phi thường.
- Vẻ đẹp đậm chất bi tráng của người lính Tây Tiến: tác giả nói đến cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy, hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới bị lờ đi trước lí tưởng cách mạng. Sự hi sinh của những người lính được miêu tả trang trọng, nhận được sự cảm thương sâu sắc.
Theo Vanmau.top