Tìm Kiếm

Hướng dẫn soạn văn Vợ nhặt của Kim Lân – Chương trình Ngữ văn 12

Hướng dẫn soạn văn Vợ nhặt của Kim Lân – Chương trình Ngữ văn 12

Hướng dẫn

Hướng dẫn soạn văn Vợ nhặt cung cấp hệ thống lời giải chi tiết, đầy đủ nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình học tập, tìm hiểu tác phẩm Vợ nhặt. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé.

I. Tìm hiểu tác phẩm

Câu 1. Dựa vào mạch truyện, có thể chia tác phẩm thành mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn? Mạch truyện đã được dẫn dắt như thế nào?

Trả lời:

Dựa vào mạch truyện, có thể chia tác phẩm thành 4 đoạn:

– Phần 1 (từ đầu đến tự đắc với mình): miêu tả cảnh Tràng đưa người vợ nhặt về nhà.

– Phần 2 (tiếp đến đẩy xe bò về): kể lại về sự gặp gỡ của hai người và nên vợ nên chồng.

– Phần 3 (tiếp đến nước mắt chảy ròng ròng): Tình thương của người mẹ nghèo khó đối với đôi vợ chồng trẻ.

– Phần 4 (phần còn lại): niềm tin của các nhân vật vào tương lai tươi sáng.

Mạch truyện đã được dẫn dắt một cách tự nhiên, hợp logic và gắn với thời gian tuyến tính. Tuy nhiên sự hấp dẫn nằm tình huống truyện mang tính hài hước: giữa ngày đói kém, một anh cu Tràng nhặt được vợ. Mạch truyện bắt đầu từ đó, gây ra những lời bàn tán hài hước và xót xa. Cuối cùng tình người cũng chiến thắng hoàn cảnh đói kém.

Câu 2. Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo đưực tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?

Trả lời:

– Người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà vì:

 

+ Thứ nhất, Tràng là một người có ngoại hình xấu, lời ăn tiếng nói cũng cộc cằn, thô kệch. Gia cảnh của Tràng nghèo khổ, lại là dần xóm ngụ cư.

+ Thứ hai, giữa năm đói kém, người người dắt díu bồng bế nhau xanh xám như những bóng ma trong nạn đói, Tràng vốn nghèo khó lại đột nhiên lấy vợ giống như việc “đèo bòng” thêm một miệng ăn và khiến cuộc sống càng thêm khó khăn hơn.

+ Thứ ba, bà cụ Tứ là người ngạc nhiên hơn ai hết với nỗi lo riêng mà rất chung: “Biết chúng có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”.

+ Tràng cũng ngạc nhiên vì sự việc này: “Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà đến bây giờ hắn vẫn còn đang ngờ ngợ”. Thậm chí sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng.

– Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo đưực tình huống truyện độc đáo: vừa bất ngờ vừa chứa đựng sự nghịch lí, éo le.

Trong nạn đói, mạng người thật rẻ rúng, vì thế người ta có thể nhặt được vợ một cách dễ dàng. Thế nhưng họ vẫn cưu mang, đùm bọc lẫn nhau, không hề tuyệt vọng và vẫn hi vọng vào tương lai.

Câu 3. Dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích nhan đề Vợ nhặt. Qua tình huống trong truyện, hiểu gì về tình cảm và thân phận của người nông dân nghèo trong nạn đói 1945?

Trả lời

Nhan đề “Vợ nhặt” có nghĩa là nhặt được vợ và không phải trải qua quá trình cưới xin, dạm hỏi.

Qua tình huống trong truyện, có thể thấy được số phận của người nông dân trong nạn đói thật rẻ rúng. Người xưa có câu:

“Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà

Cả ba việc ấy thật là khó khăn”

Cưới vợ là chuyện vô cùng trọng đại nhưng Tràng lại nhặt được vợ một cách dễ dàng. Tuy nhiên, tình huống nhặt vợ cũng cho thấy vẻ đẹp của tình người, Tràng và bà cụ Tứ sẵn sàng cưu mang người vợ nhặt với tấm lòng đồng cảm và sẻ chia.

 

Bài liên quan đến truyện ngắn Vợ nhặt:

>>Phân tích nhân vật người Vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

>>Phân tích vẻ đẹp tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của nhân vật Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

>>Phân tích sức mạnh của tình thương yêu con người qua đoạn trích Mị cứu A Phủ và Tràng đối với cô vợ nhặt

>>Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

>>Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

Câu 4. Cảm nhận về niềm khát khao tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng, Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật (lúc quyết định đế người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ,…)

Trả lời:

Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc khi thể hiện niềm khát khao về tổ ấm gia đình của nhân vật:

– Lúc quyết định đế người đàn bà theo về, Tràng đã nghĩ đến sức tàn phá của cái đói và lo sợ việc bản thân sẽ “đèo bòng”, nhưng rồi Tràng cũng liều lĩnh tặc lưỡi: “Chậc, kệ”. Đằng sau cái tặc lưỡi đó là sự chiến thắng của khao khát hạnh phúc trước nạn đói.

– Trên đường về xóm ngụ cư, Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi ngày mà “phởn phơ”, “vênh vênh ra điều”. Trong phút chốc, Tràng quên tất cả tăm tối, mặc kệ những lời bàn tán của người dân và sự trêu chọc của lũ trẻ, trong lòng Tràng “chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên” và cảm giác êm dịu.

 

– Trong buổi sáng đầu tiên có vợ, Tràng biến đổi hẳn “Hắn thấy bây giờ hắn mới nên người”. Tràng thấy trách nhiệm và biết gắn bó với tổ ấm gia đình.

Câu 5. Phân tích tâm trạng buồn vui lẫn lộn của bà cụ Tứ, qua đó anh chị hiểu gì về tấm lòng của bà mẹ nông dân này?

Trả lời:

Tâm trạng buồn vui lẫn lộn của bà cụ Tứ:

– Đầu tiên, bà cụ Tứ ngạc nhiên. Sau khi hiểu ra cơ sự, bà cảm thấy thương xót cho số phận của con trai mình “Vừa ai oán, xừa xót thương cho số kiếp đứa con mình” và cả người vợ nhặt: “lòng bà đầy xót thương”. Mặc dù lo sợ trước cảnh đói kém nhưng bà vẫn vui vẻ đón nhận nàng dâu mới: “ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng”.

– Bà cũng là người thắp lên và nhen nhóm hi vọng về cuộc sống tươi sáng cho đôi vợ chồng trẻ: “Tao tính khi nào có tiền mua lấy con gà về nuôi, chả mấy mà có đàn gà cho xem”.

II. Luyện tập

Theo Vanmau.top