Tìm Kiếm

Hướng dẫn soạn văn Mấy ý nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Thi

Hướng dẫn soạn văn Mấy ý nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Thi

Hướng dẫn

Hướng dẫn soạn văn Mấy ý nghĩ về thơ với hệ thống lời giải chi tiết, đầy đủ sẽ góp phần định hướng cho người học trong quá trình tìm hiểu văn bản này. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

I. Hướng dẫn tìm hiểu

Câu 1: Nguyễn Đình Thi lí giải như thế nào về đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người?

Trả lời:

Để lí giải về đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người, Nguyễn Đình Thi đã phân tích, lí giải bằng cách đưa ra hàng loạt các dẫn chứng:

  • “Ta nói trời hôm nay nên thơ, nhưng chính ra lòng chúng ta mong một nỗi niềm vui buồn nào mà muốn làm thơ, hoặc đọc thơ về trời xanh. Mưa phùn như chính nỗi nhớ nhung gặp buổi chiều mưa mà muốn thì thầm những câu thơ chưa thành hình rõ”.
  • “Làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mặt”.
  • Lời thơ “làm sống ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng người đọc”.
  • “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống”.
  • Tác giả đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa thơ và tâm hồn con người, có sự tác động qua lại, đặc điểm của thơ khẳng định diễn tả tâm hồn con người. Thơ là phương thức biểu hiện tình cảm của con người.
 

Câu 2: Những yếu tố đặc trưng khác của thơ (hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc, cái thực…) đã được nguyễn Đình Thi đề cập ra sao?

Trả lời:

  • Hình ảnh thơ: “là hình ảnh nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy”.
  • Tư tưởng trong thơ: “những tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống. Tư tưởng nhà thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự”.
  • Cảm xúc trong thơ: “ phần xương thịt hơn cả đời sống tâm hồn”,”dính liền với suy nghĩ”.
  • Cái thực trong thơ: “hình ảnh sống, có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc”.

Câu 3: Ngôn ngữ thơ có gì đặc biệt so với ngôn ngữ các thể loại văn học khác. Nguyễn Đình Thi quan niệm như thế nào về thơ tự do, thơ không vần?

Trả lời:

  • Ngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ các thể loại văn học khác ở chỗ: có nhịp điệu, có nhạc tính, ý ở ngoài lời

+ Ngôn ngữ khác: Truyện kí: ngôn ngữ kể chuyện

Kịch: ngôn ngữ đối thoại

+ Ngôn ngữ thơ: cảm xúc, nhịp điệu, ngắt nghỉ, bằng trác, trầm bổng, hình ảnh…

  • Nguyễn Đình Thi trực tiếp bày tỏ quan điểm về thơ tự do và thơ vần:

+ “Luật lệ thơ từ âm điệu đến vần đều là vũ khí rất mạnh trong tay người làm thơ”.

+ “Tôi nghĩ rằng không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và không vần”

 

+ Định hướng cách hiểu về thơ

  • Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi đúng đắn, sát thực với tình hình thơ ca thời đại, đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

Câu 4: Nêu rõ tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong nghệ thuật lập luận đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh… để làm sáng tỏ từng vấn đề đặt ra

Trả lời:

  • Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, chặt chẽ; sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận so sánh, phân tích, giải thích, bác bỏ, cách suy nghĩ logic.
  • Dẫn chứng sát thực, soi sáng luận điểm.
  • Từ ngữ đa dạng, ngôn ngữ linh hoạt.
  • Cách viết chân thực, gợi hình, độc đáo gợi nhiều liên tưởng.

Câu 5: Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi có giá trị tới ngày nay không? Vì sao?

Trả lời:

Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi có giá trị đến ngày nay, vì:

  • Con người luôn có nhu cầu thể hiện tâm tư, tình cảm, tư tưởng qua thơ ca.
  • Dẫu quan niệm về thơ có đổi mới về một số mặt thi pháp nhưng luận điểm cơ bản trên đây vẫn còn giữ nguyên giá trị.
  • Quan niệm về thơ ca của Nguyễn Đình Thi còn có ý nghĩa rất lớn đối với việc định hướng sáng tạo và cảm thụ thơ ca.

II. Luyện tập

Theo Vanmau.top