Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Hướng dẫn
Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Bài làm:
Hàn Mặc Tử tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá huyện Phong Lộc tỉnh Đồng Hới. Nhắc đến Hàn Mặc Tử là nhắc đến tiếng thơ đầy đau thương đã đi vào tiềm thức. Tiếng thơ ấy cất lên từ một số phân đầy cay đắng và tủi hờn. Sinh ra và lớn lên, Hàn Mặc Tử không có duyên kết giao gần gũi với người bên ngoài cuộc sống, nên tiếng thơ ông cứ vọng lại càng đẹp, càng tha thiết, và đáng thương. Đặc biệt ở bài thơ Đây Thôn vĩ dạ, được sáng tác năm 1938, là tập thơ được coi “lạ lùng” nhất của Mặc Tử trong tập thơ Điên, và cũng là một bài thơ khắc sâu trong lòng người đọc về vẻ đặc biệt riêng của nó.
Hàn Mặc Tử là nhân vật được coi là “lạ nhất” trong bản đồng ca thơ mới. Ngày ấy khi tiếng nói cái tôi được bộc phát, họ đi tìm lại chính mình, trong khi Xuân Diệu đến với ta bằng cái tôi tình ca rạo rực, nồng cháy yêu đương. Thì Hàn Mặc Tử lại viết ra những vần thơ bí ẩn, đầy đau đớn, và “lạ nhất”- theo ý Chu Văn Sơn.
Thật vật, cái tài của thơ Hàn Mặc Tử không nằm ở sự thể hiện ở bên ngoài, mà từ sâu cái logic của bài thơ từ bên trong, ví như:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Cũng đã lâu lắm kể từ tập thơ điên ra đời, người ta mới nhẹ nhõm đọc được mấy vần thơ viết về thiên nhiên đẹp lạ lùng như vậy trong thơ Hàn Mặc Tử. Cảnh thiên nhiên này không phải Hàn Mặc Tử nhìn thấy, mà do ông tưởng tượng, qua con mắt của một cô gái thôn Vĩ? Và cũng có lẽ là người con gái mà Hàn Mặc Tử thầm thương trộm nhớ. Mở đầu bài thơ bằng một lời trách móc nhẹ nhàng đáng yêu. Người con gái ướm hỏi chàng trai, ở đây là “không về” không phải “chưa về” tức trong tâm khảm của người dân nơi Thôn Vĩ vẫn tha thiết một lòng chờ đợi, ngóng chông chàng trai “không về” nơi này. Dường như là một mối tình đầy tha thiết thì phải? và ta có thể thấy tình cảm của cô gái với người anh thật gần gũi biết bao, câu hỏi ẩn chứa nhiều cung bậc tình cảm, là một khát khao mong chờ, là một nỗi lo lắng phấp phỏm trong lòng và xen lẫn chút trách móc dỗi hờn đáng yêu.
Ba câu thơ sau đặc tả thiên nhiên vùng đất Vĩ dạ. Cảnh sắc thiên nhiên ở đây đẹp quá, hết sức trữ tình và thơ mộng, xanh tươi và tràn đầy nhựa sống.
Bất cứ khi về một vùng nông thôn nào, ta có thể mường tượng ra một vài hình ảnh đặc trưng, như khi đặt trên đến Thái Bình là khói lam chiều và những hàng cau trong những ngôi nhà lợp ngói lấp ló đó đây. Và cũng tương tự như vậy ở Vĩ dạ, cảnh sắc về hàng cau là đặc trưng đầu tiên. Những hàng cây cau cao và tươi tốt, đứng đợi ánh nắng sớm chiếu mình lên nó và nhìn xem, hình ảnh từng tia nắng bắt đầu “trườn mình” vươn lên trên những cây cau mới đẹp nhường nào? Ta mới thấy sao, ôi thiên nhiên thôn vĩ lại đẹp và thanh thoát như vậy? Và vườn ai là một đại từ phiếm chỉ, không rõ là của ai, nhưng đẹp quá, mướt quá, được Hàn Mặc Tử so sánh với “như ngọc” thì thực là quý, thực là đẹp, thực là thuần khiết, là một khu vườn đẹp đẽ, tươi tắn và quý giá như một viên ngọc lớn. “lá trúc” cũng là một hình ảnh đẹp của thiên nhiên nơi đây, câu thơ cuối mang nhiều cách hiểu khác nhau, có người nghĩ lá trúc che ngang khuân mặt chữ điền, tức là che ngang gương mặt của một người phụ nữ? hay cũng có thể là gương mặt của một người đàn ông? Nhiều người lại nghĩ đó chính là gương mặt của Hàn Mặc Tử, lén nhìn trộm thiên nhiên thôn vĩ một cách e dè, vì chính Hàn Mặc Tử đang ở thế giới “bên trong” kia rồi, vì thiết tha với cuộc sống “bên ngoài” nên mới vậy. Khổ thơ đầu tiên vừa là nỗi lòng của một cô gái ngóng đợi “anh” về, vừa đặc tả thiên nhiên xinh đẹp của thôn vĩ. Hàn Mặc Tử đã sử dụng biện pháp đối lập, đối giữa cảnh thiên nhiên thôn vĩ với tình người, mong nhưng người đã không về, cảnh càng đẹp, lòng càng buồn, càng vương vấn, càng thiết tha bội phần.
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lai
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có trở trăng về kịp tối nay
Ở đây ta chợt ngộ ra một sự phi logic đến… “buồn cười”? ở Hàn Mặc Tử. Đoạn trên đang tả cảnh, ở dưới chuyển đổi qua tả tình? Thực ra đó không phải phi logic, mà chỉ là phi logic ở “bề mặt” nhưng lại “siêu logic” ở bề sâu. Tức là cái tình, cái cảm xúc trong thơ Hàn Mặc Tử thường nhảy cóc, “đầu ngô minh sở” như vậy là bởi cái cảm xúc trong chính con người Hàn Mặc Tử. Có thể hiểu khổ đầu là phong cảnh “ngoài kia” cuộc sống con người, còn khổ này đã nhảy vào “trong này” tức cuộc sống Hàn Mặc Tử bị giam cầm trong căn bệnh phong quái ác. Ở câu thơ đầu khổ 2 này, ta nhận ra một sự không tương xứng giữa “gió” và “mây” ta vẫn thường biết gió và mây vốn luôn song hành cùng nhau, nhưng ở đây lại viết “gió theo lối gió mây đường mây” diễn tả sự chia lìa của cảnh vật, cũng chính là sự chia lìa của lòng người. Là một nghịch cảnh, một nỗi buồn thấm thía, và sâu xa hơn nữa ta thấy đây là một sự mặc cảm đến “đau thương”. Hình ảnh “hoa bắp” “lay” vốn có tứ từ trong ca dao, nhưng ở đây lại là “bắp lay” một trạng thái động. Mọi thứ đều buồn, dòng nước buồn thiu, gió đi, mây trôi, tất cả đều buồn và rời xa nơi đây cả, chỉ còn lại một “hoa bắp” là đang cựa quậy, như muốn níu kéo tất cả, không muốn trải qua sự cô đơn, lạc lõng giữa nơi này.
Nếu ở hai câu đầu là nỗi buồn lạc điệu, là tâm hồn đầy mặc cảm, cô đơn, nhìn đâu cũng thấy chia lìa và xa cách dần. Thì ở hai câu sau, tất nhiên là một sự cứu rỗi của linh hồn. Trăng được xem là hình ảnh đẹp, có trong thơ ca, là thi hứng “nàng thơ” của biết bao tâm hồn yêu thơ, yêu trăng, thơ Hàn cũng vậy, nói đến Hàn Mặc Tử là không biết bao nhiêu lần Hàn nói về trăng
“Trăng nằm sõng soài trên lá liễu
Đợi gió đông về để lả lơi”
Trăng đã được xem là tri âm tri kỉ của Hàn rồi, vì Hàn bị bệnh phong, đâu tiếp xúc được với người bên ngoài. Trăng là cứu rỗi tâm hồn cô đơn nơi Hàn Mặc Tử, với Hàn Mặc Tử nơi nào có trăng là nơi đó có hạnh phúc. Vì vậy Hàn tha thiết với tình yêu Trăng, mong ngóng, hi vọng đến thiết tha trăng trở về. Câu hỏi tu từ cuối khổ “có trở trăng về kịp tối nay?” không có người hồi âm trả lời, cuối cùng chỉ là một hoài vọng cô đơn mà thôi.
“Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Khổ thơ này là lời tỏ tình đầy kín đáo và ý nhị, niềm khát khao được thấu hiểu được cảm thông của thi sĩ. Số phận càng đọa đầy thi sĩ, thi sĩ càng thiết tha được thấu hiểu, cảm thông, được tương giao với người ở “ngoài kia” vì thế trong thơ Tử hiện ra với những hình ảnh của người “ngoài kia” với sự mơ tưởng về cô gái, về “nàng thơ” và chung nhất là tình yêu vẫn luôn thiết tha dành cho con người. “Áo em trắng quá nhìn không ra” như một sự nhạc nhiên về màu áo, gợi sắc trắng tinh khôi đến mức lóa mắt. Đến một màu áo trắng, một “nhân ảnh” còn bị mờ đi, thì huống chi là tình người không mơ hồ? vì thế tình cảm càng là thứ khó nhận ra? Càng là thứ chỉ có trong mơ tưởng mà thôi. Câu hỏi tu từ cuối bài thể hiện một lời hỏi đầy ý nhị, kín đạo, mong đợi được thấu hiểu và cảm thông.
Là bài thơ “lạ lùng” nhất trong tập thơ điên, cũng là những vần thơ đặc sắc nhất của hồn thơ Hàn Mặc Tử, của cái chất “đau thương” vẫn luôn ngấm ngầm chảy trong tâm hồn Tử. Càng yêu cuộc sống, càng bị giam cầm thì càng thiết tha chứ sao? Bài thơ là sự kết hợp nhuần nhuyễn bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng. Vừa là một bức tranh tả cảnh tuyệt mĩ vừa là tiếng lòng của một con người đầy tình yêu với cuộc sống, đầy thiết tha với con người.
Theo Sachvanmau.com