Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Chí Phèo sau khi gặp thị Nở, bài mẫu 4
Hướng dẫn
Đề: Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Chí Phèo sau khi gặp thị Nở trong truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao?
Bài 4:
Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo vừa sâu sắc vừa mới mẻ. Sáng tác của ông chủ yếu xoay quanh hai đề tài là tri thức tiểu tư sản và lớp nông dân nghèo. Trong đó có tác phẩm “ Chí Phèo” viết về cuộc đời của con người bị đầy đọa trong xã hội phong kiến. Đặc biệt nhất là diễn biến tâm lý nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở cho đến hết tác phẩm đó là thành công lớn của Nam Cao về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
Truyện kể về cuộc đời của Chí Phèo ngay từ thưở ấu thơ Chí đã là một con người bất hạnh. Một đứa trẻ bị bỏ rơi bên lò gạch cũ không cha không mẹ nhờ bàn tay người dân làng vũ Đại nuôi lớn.Đến năm hai mươi tuổi, Chí làm thuê cho nhà Bá Kiến và cơn ghen tuông Bá Kiến đẩy Chí vào tù. Sau bảy tám năm ra tù Chí từ con người hiền lành, lương thiện trở thành con quỷ gây bao tội lỗi, tội ác cho dân làng.Từ ngày đi tù về Chí lao vào những cơn say triền miên chỉ duy nhất Chí thực sự tỉnh khi gặp Thị Nở. Lần đầu tiên Chí hoàn toàn tỉnh về tâm tính của con người vốn có bản chất lương thiện.
Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở xảy ra trong hoàn cảnh đặc biệt vào đêm trăng sáng và say rượu, Thị Nở đã là người đánh thức Chí sau cơn say rượu. Lần say đặc biệt này cùng với trận ốm đã làm cho Chí thay đổi cả về tâm lí lẫn sinh lí, lần đầu Chí thực sự tỉnh rượu sau những ngày tháng dài. Sáng hôm sau khi tỉnh dậy Chí cảm thấy miệng đắng, chân tay uể oải và lòng buồn mơ hồ. Có lẽ dây là cảm giác, cảm xúc của người sau khi tỉnh rượu. Trong cuộc sống thường ngày với những âm thanh quen thuộc vang lên: tiếng chim hót, tiếng người đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo…. Tất cả những thứ ấy đối với Chí lúc này sao xa lạ quá vì đây là lần đầu tiên Chí tỉnh thực sự. Tất cả cảnh vật xung quanh nó đã lắng đọng sâu trong tâm hồn Chí, tâm hồn của con người lương thiện.
Nhịp sống đã đưa Chí trở lại với quá khứ, hiện tại và tương lại. Trước đây Chí có một ước mơ nhỏ bé có một gia đình nhỏ: chồng cuốc mướn, cày thuê vợ dệt vải. chúng lại bỏ một con lợn nuôi làm vốn liếng”. Nhưng ước mơ đó sao nhỏ bé và bình dị nhưng chưa thành sự thật thì đã bị vùi dập trong quá khứ. Hiện tại Chí đang trở thành con người lương thiện với bản chất vốn có của mình. Chí nghĩ đến hiện tại buồn và lo sợ cho tương lai không lối thoát. Trước mắt người đọc bây giờ không còn là tên quỷ dữ hay nằm ăn vạ mà là một anh Chí một con người bình thường như bao con người khác Chí biết suy nghĩ về cuộc sống của mình, lo lắng cho cuộc đời phía trước. Những suy nghĩ đó cứ ùa về trong Chí đúng lúc Thị Nở vào mang cho nồi cháo hành. Hành động này làm cho Chí rất ngạc nhiên và xúc động và còn cảm thấy mắt mình ươn ướt. Ngay lúc này bát cháo hành không còn là bát cháo bình thường nữa mà nó chứa đựng tình yêu thương và hạnh phúc. Lần đầu tiên Chí cảm nhận được tình yêu và sự chăm sóc của con người, Chí nhận ra mình có thể hòa nhập với mọi người và còn có người quan tâm đến mình. Hương vị cháo hành đã làm một son người thức tỉnh trở về với cuộc sống vốn có của mình, lần đầu tiên Chí được sống với bản chất của con người, được sống với cuộc sống hằng mơ ước.
Qua đây tác giả đã thể hiện được bản chất lương thiện của con người sau khi đã biến thành quỷ dữ. Chỉ có tình thương mới làm lành vết thương do tình thương gây ra, Thị Nở đã mở ra con đường cho Chí trở về với cuộc sống của mình. Con đường trở về làm người lương thiện của Chí vừa mở ra nhưng đã bị dập tắt. Bởi bà cô Thị Nở dứt khoát ngăn chặn, có lẽ bà ta cũng như người làng Vũ Đại coi Chí là tên quỷ dữ nên khi Chí trở về thì không ai nhận ra. Ban đầu Chí cứ tưởng Thị đùa nhưng khi Thị về Chí đã rơi vào tuyệt vọng, rơi vào bi kịch không lối thoát. Chí lao vào những cơn say để quên đi sự đau khổ này. Nhưng Chí càng uống càng tỉnh rồi “ ôm mặt khóc rưng rức”, hương vị cháo hành hòa quyện với mùi rượu làm cho Chí lúc tỉnh lúc say đau khổ với số phận của mình. Những tiếng khóc của Chí là tiếng khóc bế tắc của con người, sinh ra làm người nhưng không được công nhận làm người. Cuộc sống của Chí chỉ mới bắt đầu nhưng đã bị vùi lấp trong sự đau khổ và tuyệt vọng. Trong sự bế tắc và khủng hoảng Chí đã nhận ra người làm mình rơi vào bi kịch này. Chính Bá Kiến là người đã đẩy một con người vốn có bản chất lương thiện, hiền lành vào ngõ cụt.
Chí không còn lối thoát, không thể trở về quá khứ cũng không được làm người lương thiện Chí lao vào đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu mình. Cái chết làm cho con người trở về viws cuộc sống vốn có của nó. Cái chết cị thể hóa cho xã hội đầy tàn bạo và gian ác. Chí chết đi để được trở về làm người lương thiện sống với cuộc sống hằng mơ của mình.
Chí Phèo là tác phẩm đặc sắc đã nêu lên giá trị nhân đạo và hiện thực, giá trị hiện thực đó là phán ánh được số phận người dân bị tha hóa, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, các thế lực phong kiến. Giá trị nhân đạo thể hiện được niềm tin của con người vào bản chất lương thiện. Con người có thể nói lên bản chất lương thiện ngay khi họ biến thành quỷ dữ.
Qua tác phẩm “ Chí Phèo” Nam Cao không chí thành công về mặt nội dung mà còn thành công về mặt nghệ thuật, đó là miêu tả và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Tác giả đã xây dựng được kết cấu truyện trào phúng linh hoạt theo tâm lý nhân vật.
Tác phẩm “ Chí Phèo” là kiệt tác văn học Việt Nam, Nam Cao đã thể hiện giá trị của con người vốn có bản chất lương thiện nhưng bị xã hội vùi lấp, tố cáo chế độ thực dân phong kiến đã đẩy những con người vào bi kịch cuộc sống.
Xem thêm: Những bài văn mẫu về tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao: Chí Phèo
Theo Sachvanmau.com