Tìm Kiếm

Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Chí Phèo sau khi gặp thị Nở , bài mẫu 5

Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Chí Phèo sau khi gặp thị Nở, bài mẫu 5

Hướng dẫn

Đề: Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Chí Phèo sau khi gặp thị Nở trong truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao?

Bài 5:

Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn, xuất sắc của nền văn học Việt nam. Các tác phẩm của ông mang đạm chủ nghĩa nhân đạo. Hai đề tài chính mà ông hướng tới là người trí thức nghèo và nông dân nghèo bị bần cùng hóa. Trong đề tài về người nông dân nghèo nổi bật lên là “ Chí Phèo”, một kiệt tác văn xuôi Việt Nam hiện đại một tác phẩm có giá trị hiện thức và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, là nét đặc sác giữa sự kết hợp của cái tài và cái tâm của một nhà văn lớn. Diễn biến tâm lí nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thi Nở cho đến hết tác phẩm đã thể hiện rõ tài năng miêu tả, phân tích diễn biến tâm lí nhân vật của Nam Cao.

Chí phèo vốn là một đứa trẻ bị bỏ rơi bên cái lò gạch cũ, không cha, không mẹ, Chí lớn lên nhờ chén cơm của người làng. Dù lớn lên trong cô độc và thiếu tình thương nhưng Chí có bản chất của một con người lương thiện, cũng có một ước mơ nhỏ bé và bình dị là một gia đình và có cuộc sống như bao người. Nhưng vì một cơn ghe vu vơ của Bá Kiến, Chí Phèo đã bị đẩy vào tù. Chế độ nhà tù thực dân đã vùi dập, xô đẩy một con người lương thiện trở thành một kẻ lưu manh. Trở thành tay sai độc ác của Bá Kiến, suốt ngày chìm trong cơn say, phá làng, phá xóm, rạch mặt ăn vạ và biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Tưởng như Chí Phèo sẽ sống kiếp thú vật mãi và sẽ kết thúc ở một nơi nào đó nhưng bằng tài năng và trái tim nhân hậu của mình, Nam Cao đã đưa Chí trở về với bản chất vốn lương thiện của mình. Chí Phèo gặp Thị Nở trong một cơn say không bình thường, đó là cuộc gặp gỡ không ai có thể biết trước được. Chính cuộc gặp gỡ Thị Nở đã khơi dậy bản chất của con người Chí, đánh thức sự lương thiện trong bản thân hắn. Sau đêm gặp Thị Nở, Chí tỉnh dậy mà cảm thấy bản thân tỉnh hơn bao giờ hết. Đây là sự thức tỉnh của một con người chưa không chỉ đơn giản là tỉnh sau cơn say. Hắn thấy miệng đắng, chân tay uể oải và lòng mơ hồ buồn, lần đầu tiên hắn cảm nhận được âm thanh và cảnh sắc của cuộc sống xung quanh mình. Hắn nghe chim hotds, người nói chuyện, tiếng mấy bà đi chợ… Đó là những sự việc ngày nào cũng diễn ra mà sao bây giờ hắn mới nhận ra được.Hắn mơ hồ nghĩ về ước mơ ngày xưa, có một gia đình nhỏ, một cuộc sống hạnh phúc làm nên từi chính bàn tay của mình rồi hắn nghĩ về hiện tại và tương lai, cảm nhận được sự cô độc và ốm đau của tuổi già. Giờ đây hắn mới thấy được cô độc còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. Lần đầu tiên hắn biết suy nghĩ và lo lắng cho bản thân như một người nông dân lương thiện bình thường và hắn nghĩ về Thị Nở, Thị bước vào với bát cháo hành.

 

Quả không sai khi nói Thị xấu, xấu vô cùng, xấu đến ma chê quỷ hờn nhưng sự chăm sóc của Thị sao mà ân cần, nhiệt tình và chu đáo đến vậy. Khi nhận bát cháo hành của Thị, Chí vô cùng ngạc nhiên, hắn cảm thấy mắt mình ươn ướt. Lần đầu tiên hắn thấy có một người đàn bà chăm sóc cho mình, có người đến gần hắn mà không cảm thấy khinh bỉ hay sợ hãi bởi hắn là con quỷ dữ của làng Vũ Đại kia mà. Hắn thấy Thị chăm sóc mình bằng tấm lòng của một con người, hơn hết hắn cảm nhận được tình thương mà Thị giành cho hắn. Trong bản chất Chí lúc này lương thiện bắt đầu trỗi dậy, Thị chấp nhận hắn, chăm sóc cho hắn làm hắn khat khao cuộc sống gia đình. Hắn vừa vui, vừa buồn, buồn vì những việc mình đã làm trong qua khứ. Cảm thấy mình có thể trở thành người lương thiện, hắn thèm lương thiện. Hắn thấy mình có thể làm hòa với mọi người, không muốn làm một con quỷ dữ. Qua việc chăm sóc ân cần và tình yêu của Thị giành cho Chí tác giả đã thể hiệ rõ tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mình. Bản chất của một con người được phát hiện ngay cả khi họ biến thành quỷ dữ, chỉ có tình thương mới có thể chữa lành vết thương do sự ích kỉ độc ác của con người gây ra.

 

Chí Phèo một con người đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, bị tha hóa và vùi dập đến cùng cực, thủ phạm của Bá Kiến. Nhưng định kiến xã hội cũng góp phần đẩy Chí vào bế tắc, cùng quẫn, không lối thoát. Bà cô Thị Nở đại diện cho định kiến xã hội, bà không chấp nhận mối quan hệ giữa Thị và Chí và tất nhiên là Thị đã từ chối Chí. Khát khao lương thiện của Chí vừa được nhen nhóm thì giờ đây lại bị gáo nước lạnh hắt vào làm cho tắt ngấm. Chí rơi vào đau khổ, bế tắc đến tuyệt vọng. Thị Nở một con người xấu xí đến tột cùng của xã hội cũng khước từ Chí, niềm tin duy nhất, hi vọng duy nhất trở về với lương thiện cũng không còn. Hắn muốn quay về với lương thiện, khát khao cháy bỏng vậy mà không ai có thể nhaanjra. Hắn đã bị cự tuyệt quyền làm người. Sinh ra là người nhưng không được làm người. “Ôi! Đau đớn làm sao”! Hắn chỉ còn cách tìm đến rượu, hắn uống rượu nhưng càng uống lại càng tỉnh, càng tỉnh lại càng buồn. rượu không thể làm tê liệt bản thân hắn, hắn chỉ thoang thoảng thấy mùi cháo hành. Rồi hắn nghĩ, nghĩ việc làm của mình, nhân hình và nhân tính đã bị cướp, ai làm cho hắn trở nên như thế này. Hắn xách dao ra khỏi nhà và đi tìm kẻ đã gây ra cho mình. Bước chân đưa đẩy hắn đến nhà Bá Kiến. Chính Bá Kiến là thủ phạm, hắn phải đòi lại công bằng. Chí Phèo lên án kết tội Bá Kiến rằng: “ Ai cho tao lương thiện?” Một câu hỏi đặt ra Bá Kiến không biết, Chí Phèo cũng không thế biết. Đó là câu hỏi phẩn uất, đầy oan ức đặt ra cho cả tác giả và người đọc. Chí Phèo giết Bá Kiến rồi cũng nhận thấy rằng mình cũng không thể trở lại làm người lương thiện được. Hắn tự kết liễu đời để giải thoát cho chính bản thân mình. Cái chết đau khổ tưởng như hắn vẫn muốn nói lên điều gì đó nhưng không thể.

Cái chết chứa đầy khát khao trở về với lương thiện của Chí Phèo. Đó là cái chết mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, tố cáo chế độ nhà tù thực dân đã tha hóa vùi dập con người lương thiện, lên án các thế lực ác bá địa chủ.

 

Qua cái chết của Chí Phèo, Nam Cao cho người đọc thấy rõ hiện thực xã hội thực dân lúc bấy giờ, đông thời tư tưởng nhân đạo sâu sắc: bản chất của con người – bản chất lương thiện vẫn luôn tiềm ẩn và được phát hiện ngay cả khi họ biến thành quỷ dữ, đặt ra niềm tin sự tin tưởng vào phẩm chất lương thiện của con người.

Tác phẩm không chỉ thành công về nội dung mà còn đắc sắc về cả nghệ thuật. Nam Cao đã xây dựng được nhân vật điển hình, mang tính biểu tường và mang ý nghĩa sâu sắc. Miêu tả, phân tích diễn biến tâm lí nhân vật một cách tinh tế. Kết cấu truyện đơn giản, mới mẻ và phóng túng, vừa lô gic và chặt chẽ. Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng khẩu ngữ giọng điệu đan xen, trần thuật linh hoạt.

Diễn biến tâm lí nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở đến hết tác phẩm là một tuyệt bút, một thành công lớn trong nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nam Cao. Bài văn đã thể hiện rõ được tư tưởng nhân đạo và giá trị hiện thực của tác phẩm. “Chí Phèo” đặt ra câu hỏi lớn: “ làm thế nào để sống một cuộc sống con người”? là câu hởi đặt ra và khó trả lời. Chính ý nghĩa của tác phẩm đã đưa “Chí Phèo” trở thành một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt Nam.

Xem thêm: Những bài văn mẫu về tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao: Chí Phèo

Theo Sachvanmau.com