Tìm Kiếm

Soạn Bài Nước Đại Việt Ta Ngữ Văn 8

Đề bài: Soạn Bài Nước Đại Việt Ta Ngữ Văn 8

Bài Làm

Câu 1: Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình Ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, và tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quay tiền đề đó. Khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định nguyên lí nhân nghĩa (hai câu đầu):

Câu 2:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn. Đặt trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo thì người dân mà tác giả nói tới là người dân Đại Việt, đang bị xâm lược, còn kẻ bạo tàn chính là giặc Minh cướp nước. Như vậy, với Nguyễn Trãi nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược.

Nhân nghĩa của nho giáo là mối quan hệ giữa người với người, đến Nguyễn Trãi ông phát triển lên thành mối quan hệ giữa dân tộc với dộc. Đây là 1 tư tưởng lớn, mới mẻ, tiến bộ, xuất phát từ 1 con người “tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ). Và tư tưởng này đến nay vẫn thể hiện rõ tính chất đúng đắn của nó qua chính sách của Đảng ta: do dân, vì dân.

 

Câu 3: Sau khi nêu lên tư tưởng nhân nghĩa, tác giả đã khẳng định Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bảnđể xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc.:

– Nền văn hiến lâu đời

– Cương vực lãnh thổ

– Phong tục tập quán

– Lịch sử riệng

– Chế độ riêng

So với văn bản Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7) thì quan niệm của Nguyễn Trãi về quốc gia dân tộc đã được kế thừa và phát huy.:

Sông núi nước Nam Bình Ngô đại cáo
Lãnh thổ

Chủ quyền

Lãnh thổ

Chủ quền

Nền văn hiến lâu đời

Phong tục tập quán

Truyền thống lịch sử

Chế độ riêng

Qua đây, chúng ta thấy so với thời Lý, học thuyết của Nguyễn Trãi về quốc gia, dân tộc phát triển cao hơn, mang tính toàn diện và sâu sắc hơn. Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố căn bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tọc. sự sâu sắc của Nguyễn Trãi còn thể hiện ở chỗ: điều mà kẻ xâm lược luôn tìm cách phủ định (văn hiến nước nam) thì chính lại là thực tế, tồn tại với sức mạnh của chân lý khách quan. Quan niệm về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi mang tính toàn diện và sâu sắc, qua đó chân lí đó được khẳng định đanh thép như 1 bản tuyên ngôn độc lập.

 

Soạn Bài Nước Đại Việt Ta Ngữ Văn 8 | Làm Văn Mẫu

Câu 4: Những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích:

– Tác giả sử dụng những từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước đại việt độc lập, tự chủ.

– Cách lập luận chặt chẽ, chứng cớ hùng hồn

– Sử dụng những từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt

– Biện pháp so sánh: đặt các triều đại Đại Việt song song cùng các triều đại Trung Hoa

Câu 5:

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

“Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác”

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc – Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

“Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

So với Nam quốc sơn hà, khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi hoàn thiện hơn nhiều. Vậy là sức mạnh của nhân nghĩa, một khái niệm chung chung trừu tượng đã được người anh hùng dân tộc làm cho sinh động bằng chính thực tiễn lịch sử oai hùng của dân tộc.