Tìm Kiếm

Nêu cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng” của Hồ Chí Minh

Đề bài: Nêu cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng” của Hồ Chí Minh

Bài làm

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” có tên gốc là “Nguyên tiêu” được tác giả Hồ Chí Minh viết trong những năm kháng chiến trong thực dân Pháp, khi tác giả đang nằm vùng ở Việt Bắc

Năm 1947 quân cách mạng chiến thắng lớn trong chiến dịch Việt Bắc Thu Đông. Niềm vui của chiến thắng này khiến cho toàn quân toàn dân ta đều ngập tràn hạnh phúc. Trong không khí mùa xuân sắp về cùng với niềm vui chiến thắng trong một lúc cảm hứng dâng trào tác giả Hồ Chí Minh đã viết bài thơ “Rằm tháng giêng”

Nhà dịch giả Xuân Thủy đã dịch bài thơ này khá hay. Tác phẩm này nguyên tác được chủ tịch Hồ Chí Minh viết bằng chữ Hán theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Một thể thơ khá quen thuộc mà chủ tịch Hồ Chí Minh thường hay sử dụng:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.

Đêm trăng sáng ngời giữa rằm tháng riêng, thể hiện một không gian vô cùng mênh mông, bao la, bát ngát. Bài thơ thể hiện niềm vui sự xúc động mãnh liệt trong tâm hồn tác giả trong Tết tháng Giêng lịch sử này.

Trong hai câu đầu của bài thơ cảnh đẹp của đêm rằng tháng riêng hiện ra sáng tỏ, trên bầu trời bao la hình ảnh ánh trăng vừa tròn đầy, thể hiện sự viên mãn, tròn trịa, thể hiện sự thủy chung son sắc.

 

Vầng trăng tháng Giêng trong không khí mùa xuân hương hoa rừng lan tỏa khắp nơi, tiếng nước róc rách chảy bên suối càng làm cho cảnh vật thật nên thơ trữ tình, mang màu sắc tươi vui phấn khởi. Như hòa vào niềm vui đại thắng của cả dân tộc. Tác giả viết “xuân giang” “xuân thủy” ” xuân thiên” thể hiện màu xanh của nước, mây, trời. Điệp từ xuân trong bài thơ này làm cho ý thơ của tác giả càng thêm nổi bật.

Nó thể hiện cái đẹp của thiên nhiên, cũng như niềm vui của lòng người trong không khí mùa xuân phấn khởi, tươi vui này.

Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên”.

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Trong từ “xuân” của tác giả Hồ Chí Minh không chỉ ám chỉ màu xanh mà còn thể hiện sự xuân trong tuổi trẻ, trong tâm hồn con người. Nó thể hiện cho sức sống căng tràn, đầy nhiệt huyết, thể hiện cho tình yêu, niềm tin vào sự toàn thắng của dân tộc ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc.

Dân tộc ta có một sức sống mãnh liệt dù khó khăn, gian nan thử thách nhưng chúng ta vẫn luôn bền gan, quyết chí chiến đấu tới cùng. Rồi “một ngày thắng lợi nhất định sẽ về ta”.

Qua hai câu thơ này thể hiện tình cảm yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc của tác giả Hồ Chí Minh. Dù trong hoàn cảnh nào người cũng luôn hướng trái tim mình tới toàn dân tộc, tới tình yêu với con người trong chiến tranh.

 

Yêu ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.

(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Trong câu thơ này thể hiện sự hiện đại trong thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong không khí bàn bạc, căng thẳng bởi việc quân, việc nước, thể hiện sự làm việc rất tận tâm, nhiệt huyết của các đồng chí cách mạng lão thành tới mức quên thời gian đã trôi qua rất nhanh, tới mức khi công việc đã xong xuôi thì trời đã về đêm.

Những chiếc thuyền bơi qua sông trở về nhà nhưng cảm thấy hồn mình nhẹ bẫng. Ánh trăng chiếu đầy trên sông, soi mình vào lòng thuyền thể hiện sự nên thơ, trữ tình. Tác giả đi về hồn khoan khoái, tinh thần thanh thản, hít hà không khí của núi rừng của dòng sông quê hương, ánh trăng quê thơ mộng.

“Trăng ngân đầy thuyền” là hình ảnh trữ tình, đậm chất hoa lệ thể hiện tài chơi chữ, tâm hồn thăng hoa của tác giả Hồ Chí Minh. Qua câu thơ ta thấy tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai, tinh thần yêu đời của tác giả.

Qua bài thơ “Rằm tháng Giêng” người đọc cảm nhận được ánh trăng trong thơ của tác giả Hồ Chí Minh vô cùng trữ tình, lãng mạn. Nó có vẻ đẹp của phong thái thanh cao, ung dung, những vần thơ mang cốt cách của một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và toàn nhân loại. Nó thể hiện khí khái, cũng như tâm hồn của chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh gian khổ, cuộc sống nhiều khó khăn nhưng người vẫn luôn tràn đầy niềm tin, lạc quan yêu đời.