Tìm Kiếm

Hướng dẫn ôn thi tuyển sinh vào 10 môn ngữ văn 2016-2017

Hướng dẫn ôn thi tuyển sinh vào 10 môn ngữ văn 2016-2017

Hướng dẫn

Hướng dẫn ôn thi tuyển sinh vào 10 môn ngữ văn 2016- 2017

Các em thân mến, thời gian gần đây, đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn có nhiều thay đổi. Một số em chưa biết cách ôn tập. Ở bài viết này, Admin sẽ hướng dẫn các em ôn tập theo cấu trúc đề thi mới nhất của Sở GD- ĐT Ninh Bình. Đề thi áp dụng cho học sinh tỉnh Ninh Bình năm học mới 2016-2017.

Yêu cầu: Đề thi được thiết lập theo thang năng lực với 4 mức độ từ dễ đến khó: Nhận biết- thông hiểu- vận dụng thấp – vận dụng cao.

Cấu trúc đề thi như sau: mỗi đề thi có 2 phần, phần đọc hiểu 3 điểm, phần tạp lập văn bản 7 điểm.

Phần đọc hiểu sẻ trích một ngữ liệu và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi xoay quanh ngữ liệu đó. Ngữ liệu được trích dẫn bao gồm các loại văn bản theo phong cách ngôn ngữ đã học ở chương trình ngữ văn THCS hiện hành. Văn bản có thể lấy trong SGK hoặc ngoài sách GK. Những văn bản lấy ngoài sách GK thì phải đồng dạng với các kiếu văn bản đã học.

Để làm tốt phần đọc hiểu, các em cần ôn tập các kiến thức về biện pháp tu từ, phong cách ngôn ngữ văn bản, kiến thức về từ, câu, về phép liên kết,… Các em có thể tham khảo bài viết này của cô để nắm vững một số kiến thức trong tâm nhé

Để làm tốt phần đọc hiểu trong môn ngữ văn

Phần tạo lập văn bản: gồm1 câu nghị luận xã hội 3 điểm và 1 câu nghị luận văn học 4 điểm. Câu hỏi được ra theo hướng mở và tích hợp giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội, có liên hệ thực tế. Từ việc phân tích tác phẩm, đề bài yêu cầu học sinh mở rộng vấn đề liên hệ với thực tế đời sống.

Đáp án của câu hỏi mở: không áp đặt nội dung trả lời nhưng phải bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng. Đáp án chấp nhận những ý kiến trái chiều nhưng ý kiến ấy phải có cơ sở khoa học vững vàng. Kĩ năng bài viết: Học sinh vận dụng linh hoạt khả năng đọc hiểu văn bản, tích hợp kiến thức liên môn, các kiến thức về đời sống, về văn hoá xã hội để giải quyết một đề bài cụ thể.

Phạm vi kiến thức: Các em cần ôn toàn bộ các tác phẩm trong chương trình ngữ văn 9, kể cả bài đọc thêm. Thông thường bài đọc thêm sẽ không có trong câu nghị luận văn học nhưng rất có thể sẽ được trích trong đề đọc hiểu.

Về kiến thức đời sống xã hội: các em cần trang bị những kiến thức quen thuộc và phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với vốn hiểu biết của bản thân như: vấn đề mội trường, giao thông, chủ đề tổ quốc, biển đảo, những vấn đề về văn hoá ứng xử, giao tiếp,… Các em cần cập nhật những sự kiện, sự việc, hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lý … nổi bật diễn ra trong đời sống đương đại.

Như vậy, ngoài việc học những tác phẩm trọng tâm trong chương trình lớp 9, các em cần trang bị kĩ năng làm đề đọc hiểu, kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội ( nghị luận về tư tưởng đạo lí, nghị luận về hiện tượng đời sống).

Trên đây là định hướng ôn tập theo kinh nghiệm của cô. Chúc các em học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới nhé!

 

Theo Sachvanmau.com