Tìm Kiếm

Vẻ đẹp tâm hồn tác giả qua đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh

Vẻ đẹp tâm hồn tác giả qua đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh

Hướng dẫn

Đề bài; Phân tích đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh”của Lê Hữu Trác để làm nổi bật vẻ đẹp tác giả

Bài làm.

Sống trong thời buổi đất nước đầy biến loạn Lê Hữu Trác một danh y nổi tiếng đã vượt lên trên danh lợi tầm thường để trở về hành đạo cứu đời với quan niệm:

“ Thiện Tâm cốt ở cứu người,

Sơ tâm nào có nhu cầu chi đâu,

Biết vui nào cũng hơn giàu,

Làm ơn nào phải mong cầu trả ơn”.

Không chỉ là một thầy thuốc giỏi. Ông còn là một nhà văn có đóng góp lớn cho nền văn học trung đại, đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh”, đã phản ánh rõ giá trị hiện thực cuộc sống ăn chơi sa đọa của Chúa Trịnh đồng thời khẳng định rõ tài năng vẻ đẹp nhân cách của tác giả.

“ Vào Phủ Chúa Trịnh và đoạn trích kể lại sự việc tác giả được Chúa Trịnh Sâm triệu vào cung chữa bệnh cho thế tử Trịnh cán. Đây chỉ là cái cớ để Lưu Hữu Trác vạch rõ bộ mặt thật của Chúa Trịnh Sâm, tái hiện lại rõ nét cuộc sống ăn chơi, xa sỉ, vương giả trong Phủ Chúa, nội bộ triều đình lục đục, không chăm lo đến đời sống của nhân dân, khiến nhân dân rơi vào cảnh lầm than, cơ cực.

Bản thân Lê Hữu Trác vốn là người không màng tới danh lợi, phú quý nhưng đứng trước khung cảnh xa hoa, tráng lệ nơi phủ chúa, ông không khỏi ngỡ ngàng: “tôi ngẩng đầu lên, đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, trăm hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”. Ông vốn là con quan, sinh trưởng trong chốn phồn hoa đô thị lớn nào trong Cấm Thành cũng biết. Duy chỉ có phủ chúa là chỉ mới nghe qua thôi. Đây là lần đầu tiên ông được đặt chân đến phủ chúa, lần đầu tiên được ngắm nhìn một khung cảnh giàu sang tráng lệ đến thế, đứng trước cảnh đẹp đệ nhất trời Nam, tâm hồn nhạy cảm của người thầy thuốc tràn ngập một cảm xúc chân thành.

“Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt,

Khác gì như phủ đào nguyên thuở nào”.

Trước khung cảnh trang hoàng, đẹp đẽ ấy ông không hề tỏ ra miễn thị, phản diện trong cách nhìn nơi mà ông không hề muốn đến này. Trái lại ông còn ngợi ca, vẫn tràn ngập cảm xúc, có được điều này là do nhà thơ có một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, có một cái nhìn khách quan về sự việc, sự vật.

 

Càng vào sâu bên trong phủ Chúa, tác giả càng ngạc nhiên hơn, ngỡ ngàng, điếm hậu mã quân túc trực, kiến trúc cầu kỳ, xinh đẹp, tiếp đến là nhà Đại Đường gác tía, quyến bồng rất lớn, cao và rộng. Nội cung của thế tử phải đi qua 5 đến 6 lần trướng gấm, đến một căn phòng rất rộng được trang trí trang trọng, sập thếp vàng, ghế rộng cũng sơn son thếp vàng, nệm gấm, toàn những đồ đạc mà nhân gian chưa từng thấy. Đúng là cảnh lầu son, gác tía của cung bạc, lầu vàng mà nhân dân chỉ có thể thấy trong tưởng tượng, tai nghe nhưng mắt chưa được nhìn thấy.

Để làm rõ hơn cuộc sống xa hoa, sự lộng hành của nhà chúa, Lê Hữu Trác tai thiện lại cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa khác hẳn so với đời thường. Vào phủ chúa phải có thẻ, có thánh chỉ mới được vào. Cuồng máy phục vụ đông đảo, tấp nập, người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi, vệ sĩ canh giữ cửa cung quan truyền chỉ hậu mã quân túc trực, các danh y ở 6 cung, hai viện, các phi tần chầu chực xung quanh Thánh thượng, những người hầu và cung nhân đứng xum xít xung quanh thế tử, tất cả mọi người hầu trên dưới đều phải tuân theo một loạt các phép tắc, cách xưng hô lễ phép, kính cẩn, Chúa Trịnh Sâm được tôn xưng là thánh, “thánh thượng đang Ngự ở đấy”, còn Trịnh cán được tôn xưng là thế từ, hầu mạch, đông cung cho thế tử và lần đầu tiên trong đời với tư cách là khách mời ông được tiếp đón một cách tử tế, được dùng mâm vàng, chén bạn, được an toàn của ngon vật lạ…

Không một lời bình luận, không một lời chê bai tác giả tường tận lại một cách chi tiết, để các chi tiết tự toát lên ý nghĩa, giá trị hiện thức sâu sắc của nó. Đây là thời kỳ xã hội phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng vua Lê trở thành bù nhìn, để Chúa Trịnh lộng hành lên nắm giữ uy quyền. Chúa Trịnh chỉ ăn chơi, hưởng lạc phung phí tiền của một cách hoang phí mà không quan tâm đến đời sống của nhân dân, khiến nhân dân phải chịu nhiều đau khổ, oan ức. Vì vậy mà nhiều phong trào nông dân nổi lên, nổ ra ở khắp mọi nơi trên đất nước để giành lại chính quyền. Lê Hữu Trác với một tấm lòng nhân đạo cao cả, ông tự hiểu rất rõ nỗi cơ cực của nhân dân mà trong lòng xót xa, muốn lên án phê phán hiện thực đầy bất công ở Phủ Chúa Trịnh.

 

Được biết đến là một danh y tài giỏi, nên Lê Hữu Trác được mời vào trong cung chữa bệnh cho thế tử Trịnh cán, quá trình khám bệnh cho thế tử diễn ra rất nhanh, rất gấp, phải tuân theo một loạt các phép tắc. Bằng con mắt quan sát tinh tế của mình, ông đã miêu tả nơi Cung Cấm một cách khá tỉ mỉ, “đi qua độ 5, 6 lần trướng gấm như này, đến một cái phòng rộng ở giữa phòng có một cái sập thếp vàng, một người ngồi trên sập độ 5, 6 tuổi, mặc áo lụa đỏ, qua hình dáng và bệnh tình của thế tủ, với kinh nghiệm chữa bệnh nhiều năm, ông đã tìm ra nguyên nhân và cách chữa bệnh cho thế tử, “thế tử ở trong chốn màn che, trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm, nên tạng phủ yếu đi và lại bệnh mắc đã lâu, tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, chân tay gầy gò, đó là vì nguyên khí đã hao mòn, thương tổn quá mức. Từ thực trạng và bệnh tình của Thế Tử, là một người thầy thuốc thông minh, Ông luận giải bệnh một cách rõ ràng, phê phán cuộc sống quá thừa thãi về vật chất, nhưng lại thiếu khí trời, bắt bệnh xong ông tin vào khả năng chữa bệnh của mình. Các danh y 6 cung, hai viện ngày ngày túc trực luân phiên nhau khám chữa bệnh cho thế tử, nhưng không có hiệu quả, từ đó phê phán thầy thuốc hoặc là thiếu năng lực hoặc là thiếu bản lĩnh. Khi biết rõ tình hình căn bệnh của Thế Tử, Lê Hữu Trác bị đặt vào tình thế khó xử. Nếu ông chữa khỏi bệnh này ngay thì sẽ bị danh lợi ràng buộc, sẽ không được trở về Hương Sơn, Hà Tĩnh, sẽ không thể tiếp tục cuộc sống tự do, tự đại, ẩn giật mà ông yêu thích nữa. Nhưng nếu không chữa thì sẽ không đúng với lương tâm của một danh y, Lê Hữu Trác quyết định gạt bỏ sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm của một lương y. Hay nói cách khác ý thức, trách nhiệm, nghề nghiệp, lương tâm và tấm lòng của ông, đối với cha ông cũng như phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã chiến thắng sở thích cá nhân.

 

Qua đây ta thấy vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp nhân cách của Lê Hữu Trác, là một người thầy thuốc có kỹ thuật cao, có y đức lớn, là người có cốt cách thanh cao, coi thường danh lợi, không những thế còn là một nhà văn tài hoa tinh tế.

Bằng tâm hồn tinh tế nhạy cảm ngồi bút điêu luyện, Lê Hữu Trác đã khắc họa được bức tranh khung cảnh Phủ Chúa xa hoa, tráng lệ, cực hiếm. Đằng sau bức tranh ấy là thái độ lên án, phê phán, tố cáo xã hội phong kiến bất công, thối nát, đồng thời thể hiện rõ được tài năng và vẻ đẹp của Hải Thượng Lãn Ông nhà y học, nhà văn học tài hoa./.

Xem thêm:

  • KÍ SỰ
  • LÊ HỮU TRÁC
  • VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

Theo Sachvanmau.com