Giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh
Hướng dẫn
Đề bài.
Phân tích giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh”, trích “Thượng kinh ký sự” của Lê Hữu Trác.
Bài làm.
“Hải thượng Y tông tâm lĩnh” là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất thời trung đại Việt Nam, đồng thời cũng là những dòng lưu bút ghi lại cảm xúc chân thật của tác giả trong lúc lặn lội đi chữa bệnh ở các miền quê. Đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh”, đã khắc họa rõ nét những điều tai nghe, mắt thấy cũng như khung cảnh xa hoa, tráng lệ nơi phủ chúa nhân dịp Hải Thượng Lãn Ông được triệu vào kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh cán. Từ đó tác giả kín, đáo phê phán hiện thực cuộc sống xa hoa, lộng lẫy và sự lộng quyền của nhà chúa.
Mở đầu đoạn trích, đi theo bước chân gấp gáp, hối hả, vội vàng của tác giả. Ta lạc vào chốn giàu sang, quyền quý, tột cùng, nổi bật trên cảnh nghèo khổ, khó khăn, khốn cùng của nhân dân. Lê Hữu Trác ngỡ ngàng trước cảnh kinh đô, “bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”, trong sự trải nghiệm của ông con đường vào phủ chúa phải trải qua nhiều lần cửa, không gian bao trùm xung quanh, đâu đâu cũng là “cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”, sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên được tăng dần qua từng nơi tác giả đặt chân đến và bên trong phủ phải qua mấy lần cửa mới đến cái điếm hậu mã quân túc trực, có cột và bao lớn lượn vòng, kiến trúc cầu kỳ, xinh đẹp, đại đường gác tía, quyển bồng rất lớn cao và đẹp, ở đây cột đều sơn son thếp vàng, chứa đựng những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Nội cung của thái tử là một căn phòng rộng rãi, tráng lệ, bị cách biệt hẳn so với thế giới bên ngoài, ở trong tối om không thấy cửa ngõ gì cả. Đi qua độ 5, 6 lần trướng cấm như vậy, đến một cái phòng lớn, ở giữa phòng có một cái sập thếp vàng, quá thực quang cảnh phủ chúa là nơi xa hoa tráng lệ cực điểm, không đâu sánh bằng. Lê Hữu Trác vốn là con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa cũng phải thốt lên “cả trời Nam sang nhất là đây”, tiếp theo mọi việc, mọi vật cứ tầng tầng, lớp lớp, hiện lên qua cái nhìn và sự ghi chép chân thực của tác giả, cung cách sinh hoạt nơi phủ Chúa vô cùng cầu kỳ, phức tạp, trang nghiêm, mọi việc làm đều phải tuân theo một trình tự nhất định, “muốn vào phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ mới vào được, buồng máy phục vụ đông đảo, tấp nập, người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi, các vệ sĩ canh giữ cửa cung quan chuyển chỉ hậu mã quân túc trực”, chờ sẵn để chúa sai. Các danh y của 6, cung hai viện thay nhau túc trực, bắt bệnh cho thế tử, các phi tần trầu trực xung quanh thánh thượng, những người hầu và cung nhân đứng xúm xít xung quanh Trịnh cán, cách xưng hô vô cùng lễ phép, kính cận. Chúa Trịnh Sâm được tôn xưng là thánh Thượng, còn thế tử Trịnh cán được tôn xưng là thế từ, khi gặp thế tử ai nấy đều phải lạy, ngay cả tác giả một ông già đã ngoài 60 tuổi vẫn phải quỳ lạy một đứa bé mới 7 tuổi, quá trình khám chữa bệnh cho thế tử diễn ra rất nhanh, rất gấp, phải tuân theo một loạt các phép tắc. Đầu tiên quan chánh đường truyền lệnh cho phép tác giả người hầu mạch, rồi xem đến thân hình thế tử, sau đó quan chánh đường lại truyền mệnh báo ông lậy tạ rồi đi ra. Qua cung cách sinh hoạt của phủ Chúa đã phản ánh rõ nét được quyền uy tột bậc, cũng như sự lộng quyền của nhà chúa, đồng thời cho thấy tà y tâm đức của Lê Hữu Trác và thái độ coi thường xa lánh danh lợi của ông mặc dù quá trình khám bệnh cho thế tử diễn ra rất nhanh, rất gấp, phải tuân theo một phép tác, thế nhưng ông đã kịp chuẩn đoán chính xác nguyên nhân dẫn đến căn bệnh của Thế Tử, trong khi đó các danh y của 6 cung, hai viện lúc nào cũng túc trực luân phiên nhau khám bệnh nhưng không hữu hiệu. Từ đó tác giả phê phán những người thầy thuốc hoặc là thiếu năng lực, hoặc là thiếu bản lĩnh. Đồng thời qua đây Lê Hữu Trác phê phán lên án cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc, xa xỉ bị vật chất bao bọc kín quá, thừa thãi vật chất, nhưng lại thiếu khí trời. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tới căn bệnh của thế tử, sự uy nghiêm của phủ chúa, quyền uy tột bậc của Phủ Chúa Trịnh, bù nhìn vua Lê đã thể hiện sự lộng quyền của nhà chúa, bằng sự quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực cách tả cảnh sinh động đan xen với tác phẩm thi ca, đã làm tăng chất trữ tình của tác phẩm tạo nên cái phần của cảnh và vật, cách kể chuyện khéo léo, lôi cuốn bằng những sự việc chi tiết, đặc sắc đã làm nổi bật lên giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm đặt trong bối cảnh tình hình đất nước lúc bấy giờ. Các thế lực phong kiến đối nghịch, tranh chấp, chiến tranh triền miên, nhà nước không chăm lo đến đời sống nhân dân, dẫn đến mất mát mùa màng, đói kém xảy ra triền miên. Đối lập với tình hình ấy vua chúa ăn chơi xa xỉ, tranh giành quyền lợi vào cuối thế kỉ thứ XVII tập đoàn phong kiến vua Lê, Chúa Trịnh ngày càng mục rỗng.
Qua ngòi bút tài hoa, cách kể chuyện khéo léo, chân thật Lê Hữu Trác đã dựng lên trước mắt người đọc phong cảnh xa hoa, tráng lệ cực điểm, mà ở đây Phủ Chúa chính là 1 hoàng cung và vì thế Trịnh Sâm mới chính là vua còn vua Lê thực chất chỉ là bù nhìn, bạc nhược./.
Xem thêm:
- KÍ SỰ
- LÊ HỮU TRÁC
- VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
Theo Sachvanmau.com