Tìm Kiếm

Cảm nghĩ về đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh”

Cảm nghĩ về đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh”

Bài làm

Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác là một nhà danh y tài hoa, cũng là một nhà thơ, nhà văn giàu tâm huyết, là một ẩn sĩ lánh đời. Cả cuộc đời ông cống hiến cho dự nghiệp thầy thuốc, không màng danh lợi. Là một người thanh cao, ông không xem trọng danh lợi trong chốn cung đình. Điều này đã được ông khẳng định qua tác phẩm “ Vào phủ chúa Trịnh” trích trong tập Thượng kinh kí sự.

      Thượng kinh kí sự ( kí sự đến kinh đô) được Lê Hữu Trác viết bằng chữa hán. Tác phẩm có giá trị văn học cao, được hoàn thành năm 1783. Tác phẩm được viết ở thể kí, ghi lại chân thực những điều mát thấy tai nghe trước quanh cảnh xa hoa khi ông được chúa Trịnh Sâm mời ra kinh đô để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Qua đó, độc giả thấy được thái độ coi thường danh lợi của tác giả.

      Thái tử Trịnh Cán ốm, ông được mời lên kinh đô chữa bệnh. Bước vào phủ chúa, ông thật sự ngỡ ngàng với quang cảnh sa hoa ở đây. Lê Hữu Trác ngỡ mình bị lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Cổng sau phủ với những hành lang quanh co nối tiếp qua nhiều lần cửa. Khuôn viên lộng lẫy với vườn ngự uyển xinh đẹp. Nội cung sang trọng, sập vàng, ghế rồng, đèn nến hương hoa ngào ngạt, một thế tử mà có tới hàng chục cung nữ theo hầu. Ông choáng ngợp với cảnh tượng nơi đây. Dường dư ở đây hội tụ tất cả những gì giàu sang phú quý. Bất chợt ông nghĩ đến quang cảnh bên ngoài phủ chúa. Nó như hai bức tranh đối nghịch nhau. Nhìn mà cảm thấy đau đớn.

 

      Đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác, ông cảm thấy mình lạc lõng ở trong cái phủ chúa giàu sang này. Nào là “ Những cái cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ” chưa bao giờ thấy đặt ở những điểm ven hồ, nào là trong phủ chúa rất tấp nập người “ người giữ cửa rộng ràng”, “người truyền bá đi lại như mắc cửi” hay “ Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt”… Sự ngỡ ngàng ấy được tăng theo cấp số nhân và được thể hiện chân thực thông qua ngòi bút sắc sảo của Lê Hữu Trác. Ngòi bút ấy  đã ghi chép chân thực điều tai nghe mắt thấy, không tránh khỏi sững sờ trước sự giàu sang, ngạc nhiên trước món ăn, vẻ đẹp lạ lung của ngự hoa viên. Song trong bài thơ tức cảnh sinh tình, ngầm ý mỉa mai, ông viết “ Cả trời Nam sang nhất là đây”.

      Sự ngỡ ngàng trong phủ Chúa khiến ông giật mình, và cảm thấy buồn khi nghĩ đến cảnh nhân dân lầm than ở ngoài kinh thành. Cuộc sống khốn khổ gieo giắt, người dân cơ cực, chống chọi với bao thiên tai bão lũ. Họ chịu bao sự đô hộ, áp bức, bóc lột của đám địa chủ xấu xa. Thực cảnh ấy so với trong phủ chúa khác nhau một trời một vực. Nó như một bức tranh đen – trắng lẫn lộn thực hư, làm những người yêu nước thương dân như ông rơi lệ.

 

      Nhân cách cao cả tài năng của ông được bộc lộ qua cách bắt bệnh và kê đơn thuốc cho Trịnh Cán. Nhìn con bệnh: rốn lồi to, gân thời xanh, chân tay gầy gò, thương tổn cả âm lẫn dương ông đã biết Thế tử mất sinh khi vì ăn quá no, mặc quá ấm nên phủ tạng suy yếu, hao hòn hết nguyên khí. Căn bệnh tưởng như đơn giản nhưng lại khiến bao ngự y trốn cung đình đau đầu không tìm ra nguyên nhân. Ban đầu ông nghĩ, chỉ chữa bệnh cầm chừng vì không muốn bó buộc danh lợi, ông nghĩ “Nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi ràng buộc, không làm sao về núi được”. Suy đi tính lại, cái tâm của người làm thầy không cho phép, lương y trỗi dậy, ông quyết định chữa cho khỏi, để nối tiếp lòng yêu nước của cha, và để giữ cho tâm hồn của mình trong sạch.

      Từ cách nhìn cuộc sống đến cách chữa bệnh của Lê Hữu Trác  cho thái tử cho thấy ông là người có nhân cách, là người thầy thuốc đặt y đức làm trọng. Ông luôn tâm huyết với ngành y cứu người, không màng danh lợi chốn phồn hoa. Ông quả là người thầy thuốc có tâm huyết và đức độ.

               Là con người đức độ, tài năng, tiếng thơm của ông vẫn lưu truyền ở hậu thế, Ông xúng đáng được tôn làm ông tổ của ngành y. Tác phẩm “ Vào phủ chúa Trịnh” là một tác phẩm xuất sắc. Tác phẩm đã ghi dấu tên tuổi ông, không chỉ là một lương y tài ba mà ông còn là một nhà văn chân chính.