Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo sau khi gặp thị Nở, bài mẫu 1
Hướng dẫn
Đề: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo sau khi gặp thị Nở trong truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao?
Bài 1:
Nhắc đến nhà văn Nam Cao chúng ta không thể không nói đến một ngòi bút phê phán hiện thực xã hội Việt Nam trước và sau cách mạng tháng Tám. Nam Cao đã đi theo con đường nghệ thuật hiện thực “vị nhân sinh” và tạo ra nhiều tác phẩm thấm đượm tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Nhà văn có nhiều tác phẩm thấm đượm tư tưởng nhân đạo sâu sắc, viết về cuộc sống tối tăm, chật hẹp của những người nông dân. Trong đó “ Chí Phèo” xứng đáng là một kiệt tác, nhân vật chính của tác phẩm là Chí Phèo – nhân vật điển hình, một con người đặc biệt với một cuộc sống đặc biệt. Tâm trạng nhân vật được biển đổi linh hoạt và có lẽ nó được dâng trào khi tình yêu thiên sử giữa Thị Nở và Chí Phèo bắt đầu.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều tác phẩm văn học viết về tình yêu thiên sử, đó là một tình cảm trong sáng, cao đẹp, nó luôn ẩn náu trong tâm hồn của mỗi con người. Ở nước Anh có vở kịch nổi tiếng về tình yêu Roomeo và Juliet, ở Trung Quốc có chuyện tình Quách Tĩnh – Hoàng Dung. Còn ở Việt Nam khi nhắc đến tình yêu thiên sử phải nhắc đến mối tình Thị Nở – Chí Phèo, tình yêu giữa hai con người không tưởng trong một hoàn cảnh không tưởng.
Những ai đã đọc tác phẩm “ Chí Phèo” thì không thể nào quên nhân vật Chí. Chí Phèo là một đứa trẻ mồ côi, không cha, không mẹ, bị bỏ rơi bên cái lò gạch cũ bỏ không. Nhờ chén cơm của người làng, Chí lớn lên và trở thành một con người lương thiện với những ước mơ nhỏ bé, bình dị. Năm 20 tuổi, Chí làm anh canh điền cho nhà Bá Kiến. Vì một cơn ghen vu vơ của Bá Kiến, Chí bị đẩy vào tù. Sự độc ác của một tên địa chủ khét tiếng với sự dã man của nhà tù thực dân đã làm thay đổi con người Chí. Bảy, tám năm sau Chí ra tù và bị tha hóa về nhân hình lẫn nhân tính. Chí trở nên con người quỷ dữ của làng Vũ Đại, Chí uống rượu say, tìm đến nhà Bá Kiến trả thù với sự xảo quyệt của mình Bá Kiến đã biến Chí thành tay sai đắc lực của mình. Từ đây, Chí chỉ uống rượu say rồi chửi cả làng cả xóm, Chí đi cướp bóc, rạch mặt ăn vạ và quẩy phá tất cả mọi người.
Tưởng Chí cứ sống mãi kiếp như thế rồi sẽ chôn thây ở một cái bụi nào đó. Nhưng không, Chí đã thấy được tia sáng dẫn lối của cuộc đời mình. Dưới màn đêm thanh vắng, vầng trăng sáng tỏ làm chứng, Chí Phèo đã gặp Thị Nở – tình yêu thiên sử của cuộc đời mình. Trong buổi đêm ấy, Chí Phèo gặp Thị Nở không chỉ đơn giản là sự va chạm về xác thịt mà nó đã khơi dậy thứ tình yêu mang tính bản năng của con người.Một con quỷ của làng Vũ đại cộng với một người phụ nữ xấu nhất làng đã thành một tình yêu kỳ diệu. Kỳ diệu ở chỗ, một con người lưu manh hóa, bị cả làng xa lánh lại có tình yêu. Kỳ diệu ở chỗ, một người phụ nữ ngẩn ngơ, xấu ma chê quỷ hờn lại có tình yêu. Đó là điều kỳ diệu, điều kỳ diệu có thể thay đổi cả một con người.
Quỷ dữ say ngàn năm đã tỉnh dậy sau một đêm, một con người lưu manh đã cảm nhận được cuộc sống. Trước đây, vây quanh Chí chỉ có rượu cay, rượu thơm, rượu nồng. Nhưng giờ đây, Chí tỉnh rượu sau bao nhiêu năm say triền miên. Trận thổ nữa đêm đã loại bỏ hết men rượu trong người Chí, Chí cảm thấy mình tỉnh hơn bao giờ hết. Lần đầu tiên trong cuộc đời Chí nghe thấy những âm thanh của cuộc sống. “Mặt trời đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ, lúc nghe tiếng chim bên ngoài đã đủ biết… chim hót ngoài kia vui tai quá! Có cả tiếng cười nói của người đi chợ, anh thuyền chai gõ mái chèo đuôi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chẳng có, nhưng hôm nay hẳn mới nghe thấy”. Một người như Chí chỉ có rượu làm bạn mà đã nghe thấy tiếng gọi cuộc sống, đó là một điều kỳ diệu.
Điều kỳ diệu không chỉ có thế, đây cũng là lần đầu tiên Chí biết chiêm nghiệm về cuộc đời mình, “ Tỉnh dậy hẳn thấy mình đã già mà vẫn còn cô độc”, Chí đã sang con dốc bên kia của cuộc đời rồi mà vẫn còn lẻ bóng. Những người bằng tuổi Chí thì đã có gia đình sum vầy hạnh phúc, cha con quây quần. Nhìn lại cuộc đời, Chí thấy mình đã yếu nhiều, lắm chỗ hư hỏng nặng nề. Chí nhớ rằng, trước kia Chí cũng từng có một ước mơ, có một gia đình nhỏ bé, chồng cuốc mướn cấy thuê, vợ dệt vải. Nhưng vì cái xã hội này mà Chí đã quên đi cái cuộc đời này. Mọi người mới sinh ra không ai là độc ác cả mà chỉ tại cái xã hội tàn bạo này đã biến họ thành một con người khác, bị lưu manh hóa, bị xã hội coi thường, khinh bỉ, xa lánh.
Và rồi, thị Nở cũng xuất hiện, thị sang mang cho Chí bát cháo hành nóng hổi, bát cháo hành không chỉ để cho Chí giải cảm mà còn là sự quan tâm bởi tay một người đàn bà. Thị quan tâm, chăm sóc Chí thật tốt, tình cảm của thị gửi đến cho Chí quá đột ngột khiến Chí quá ngạc nhiên “ hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt”.
Cầm bát cháo trên tay hít một hơi dài, húp một mạch đến cạn bát. Chí thấy cháo hành mới ngon làm sao, “ những người suốt đời không ăn cháo hành không biết cháo hành ăn rất ngon”. Giờ đây, Chí tin tưởng rằng thị sẽ làm cầu nối đưa Chí về thế giới bằng phẳng kia, Chí muốn làm người lương thiện. Thế mới biết, sự lương thiện của một con người luôn ẩn náu trong một góc khuất nào đó ngay cả khi họ bị biến thành quỷ dữ.
Đương lúc niềm tin dâng trào thì chí Phèo lại rơi vào một bi kịch đau đớn hơn bi kịch lúc đau gấp trăm ngàn lần, thị Nở cự tuyệt Chí Phèo. Đang lúc tình yêu say đắm,thị Nở thương Chí Phèo, Chí Phèo mến thị Nở mà bà cô thị rắc tâm chia cắt mối tình đẹp. Thái độ của bà cô thị đại diện cho thái độ của những người dân trong làng, họ không thể tiếp nhận lại Chí Phèo, ước mơ của Chí Phèo đã bị dập tắt, rồi cuộc đời Chí sẽ trôi về đâu?
Theo bản tính sẵn có, cứ buồn là Chí tìm đến rượu, uống cho say để quên đi cuộc đời. lần này cũng thế, Chí lại uống rượu. Rượu luôn trung thành với Chí nhưng giờ Chí càng uống lại càng tỉnh, càng tỉnh lại càng buồn. Chí thấy thoang thoảng mùi cháo hành. Trước lúc uống, Chí định bụng sẽ đến nhà Thị Nở giết cả nhà con mụ đàn bà xấu xí ấy nhưng khi có rượu trong người, Chí lại xách dao đến nhà Bá Kiến. Chí đòi sự lương thiện: “ ai cho tai lương thiện”? Chí giết chết Ba Kiến rồi tự sát, Chí chết giãy đành đạch giữa vũng máu, Chí chết bởi Chí không muốn trở lại kiếp quỷ dữ. Cái chết của Chí là sự giải thoát cho mọi đau khổ, cuộc đời Chí đặt dấu chấm hết.
Tâm trạng của Chí Phèo từ sau khi gặp Thị Nở đã được nhà văn Nam Cao miêu tả rất sâu sắc. Bằng việc sử sụng nhiều biện pháp nghệ thuật như: miêu tả và phân tích tinh tế diễn biến tâm lí nhân vật, xây dựng được nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, kết cấu truyện linh hoạt, mới mẻ, phóng túng và cả sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, giản dị sử dụng khẩu ngữ đan xen cách trần thuật linh hoạt, đã tạo nên một tình yêu thiên sứ giữa thị Nở và Chí Phèo.
Khép lại truyện ngắn “ Chí Phèo”, tác phẩm đã thể hiện cả giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ. Hiện thực ở chỗ đã phản ánh số phận bi thảm của những người nông dân bị áp bức bóc lột trước cách mạng. Đồng thời tố cáo chế độ thực dân nửa phong kiến tàn bạo. Còn nhân đạo ở chỗ, phát hiện và miêu tả những phẩm chất tốt đẹp của con người ngay cả khi họ biến thành quỷ dữ. “ Chí Phèo” là một kiệt tác của nền văn học Việt Nam.
Xem thêm: Những bài văn mẫu về tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao: Chí Phèo
Theo Sachvanmau.com