Tìm Kiếm

Viết Bài Tập Làm Văn Số 6 Lớp 8 Văn Nghị Luận

Đề bài: Viết Bài Tập Làm Văn Số 6 Lớp 8 Văn Nghị Luận

BÀI LÀM

Đề 1: Dựa vào văn bản Chiếu dời đôHịch tướng sĩ hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn với vận mệnh của đất nước.

1. Mở bài

– Ngày trước nhà nước phong kiến với bộ máy lãnh đạo, tức vua quan trọng triều đình, càng có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với quốc gia.

– Tìm hiểu về hai văn bản Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn và Hịch tướng sĩ của vị Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, ta sẽ hiểu rõ thêm về vấn đề này.

2. Thân bài

a. Văn bản: “Chiếu dời đô” với Lý Công Uẩn

– Tuy là viết theo thể loại chiếu, chuyên dùng để ban bố mệnh lệnh của vua đến nhân dân nhưng Lý Công Uẩn lại viết một cách nhẹ nhàng, phân tích kỹ càng những thuận lợi của kinh đô mới Đại La, còn có ý muốn hỏi ý kiến quần thần, dân chúng: “.. các khanh thấy thế nào?”.

– Một người lãnh đạo anh minh còn biết chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của chúng dân, không chạy theo cái lợi trước mắt mà quên đi cái lâu dài. Lý Công Uẩn là một trong số những vị vua anh minh như thế.

– Ông chọn kinh đô ở Đại La không phải ngẫu nhiên, mà ông đã qua quan sát, nghiên cứu thật nhiều lần. Đại La là nơi trung tâm, hội tụ của nhiều con sông lớn, lại nằm ở đồng bằng nên rất thuận tiện cho việc đi lại; nơi đây còn có mưa thuận gió hòa, đất đai màu mỡ, dân chúng sống trong sung túc, ấm no, muôn vật phong phú tốt tươi,…

– Theo Lý Công Uẩn, nó xứng đáng là “kinh đô của bậc đế vương muôn đời”.

– Ông chọn kinh đô mới vì dân chúng, để phát triển đất nước chứ không cam để kinh đô nằm khuất sâu trong rừng núi, chỉ phù hợp khi cần phòng thu như Hoa Lư.

– Nhờ tầm nhìn xa trông rộng ấy mà đất nước ta vững bền đến ngàn năm và ngôi thành Đại La, sau đổi tên thành Thăng Long, tức rồng bay lên, tồn tại, gắn bó suốt mấy thế kỉ cùng với triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Lý Công Uẩn, dù là vị vua, theo chế độ phong kiến, nhưng ông đã phần nào mang đến khái niệm “dân chủ”, một khái niệm rất tiến bộ sau này, là lấy dân làm chủ, triều đinh, nhà nước chỉ đơn thuần là giúp đỡ nhân dân có được hạnh phúc lâu bền.

b. Văn bản: “Hịch tướng sĩ” với Trần Quốc Tuấn

– Hưng Đạo Vương Trần Ọuốc Tuấn lại có cách nghĩ của một vị minh tướng thời loạn lạc: có sự khoan dung, và có sự nghiêm khắc.

 

– Đất nước đang phải đối đầu với giặc Nguyên – Mông mạnh nhất thời bấy giờ, với số thuộc địa trải dài từ Trung Quốc đến tận Châu Âu.

– Ông biết, sự đoàn kết với lòng dân sẽ là chìa khóa cho vận mệnh đang lâm nguy của nước nhà.

– Chính ông đã đi đầu trong việc đoàn kết mọi người, bằng cách gỡ bỏ mọi hiềm khích giữa ông và nhà vua.

Hịch tướng sĩ ra đời. Bài “hịch” quả thật có tác động rất mạnh mẽ nhờ ông biết cách phân tích cái hậu quả của việc nhu nhược, yếu đuối, sợ hãi dưới góc nhìn của một người dân, chứ không phải một vị tướng và bày tỏ thái độ căm thù giặc: “dù trăm thản này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”

– Nhờ hiểu dân, từ đó thương dân nên Trần Quốc Tuấn đã cầm được phần thẳng trong tay bọn giặc mạnh nhất.

3. Kết bài

– Qua hai văn bản ‘Chiếu dời đô Hịch tướng sĩ đã cho tôi hiểu rõ vai trò của những vị lãnh dạo anh minh.

– Những người lãnh đạo chính là những người nắm giữ vận mệnh đất nước, chính họ đã cho tôi Việt Nam ngày hôm nay, tôi rất biết ơn họ và tự hào rằng mình là người Việt Nam.

Đề 2: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ của “học” và “hành”

1. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về bài Bàn luận về phép học

– Nêu được mối quan hệ giữa học và hành là một phương pháp học mà Nguyễn Thiếp bàn đến trong bài trên.

2. Thân bài:

– Luận điểm 1: Khái quát về nội dung văn bản Bàn luận về phép học mục đích của học, phương pháp học ( nhấn mạnh về phương pháp học đi đôi với hành )

– Luận điểm 2: Giải thích “học” là gì? “hành” là gì?

– Luận điểm 3: Mối quan hệ giữa “ học “ và “ hành “ thực chất là mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành. Đây là hai mặt của một vấn đề, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau:

+ Học mà không hành thì học vô ích.

+ Hành mà không học thì hành cũng không thuận.

+ Học kết hợp với hành thì hiệu quả học tập sẽ tốt hơn.

(Dùng lí lẽ, dẫn chứng từ bài học hoặc thực tế để phân tích và chứng minh)

– Luận điểm 4: Ý nghĩa của phương pháp học này được tác giả nhắc đến trong bài. Liên hệ thực tế thời đại ngày nay để phê phán những lối học vẹt,… và rút ra bài học cho bản thân. ( Lấy dẫn chứng cụ thể về những tấm gương sáng trong học tập)

 

3. Kết bài:

Khẳng định lại mối quan hệ giữa “ học ” và “ hành ”, ý nghĩa của phương pháp học này.

Đề 3: Câu nói của M. Go-rơ-ki ” Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. gợi cho em suy nghĩ gì?

1. Mở Bài:

– Đã từ lâu. sách luôn là một món ăn tinh thần không thể thiều được trong cuốc sống hàng ngày của chúng ta. Sách là gì?(là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người….)

– Nếu chúng ta không sống thiếu bạn thì ta cũng không thể thiếu sách được….

– Nó là chìa khóa mở mang tầm hiểu biết và làm đẹp cuộc sống

– Cho nên khi nhận định về sách, M.Go-rơ-ki đã nói:”Hãy yêu sách…”

2. Thân Bài:

– Người đời thường nói:” Bộ lông làm đẹp con công,tri thức làm đẹp con người”. Trong đời sống Xã hội hiện nay,nếu không có tri thức thì sao?Con người có tồn tại và phát triển không?….

– Sách báo,một nguồn thông tin để biết được mọi diễn biến xảy ra trong và ngoài nước đồng thời tiếp thu được các kiến thức lạ.

– Sách là nơi con người lưu trữ và truyền lại những kiến thức lịch sử.Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian.Chính vì vậy,cuộc sống nhờ có sách mà con người cảm thấy thế nào?(thoải mái,mở rộng tầm hiểu biết hay là nâng cao hơn)

– Sách bao giờ cũng mang đến cho ta nhiều điều mới mẻ.Sách có nhiều loại,nhiều đề tài khác nhau.Do đó nó giúp ta có gì?

– Đến với sách,ta có thể biết bất cứ gì xảy ra trong đâu?.Chẳng hạn sách lịch sử giúp ta hình dung những cuộc đấu tranh ác chiến thời vàng song của các triều đại

– Sách và học thể hiện tài năng của nhiều nhà văn,cho ta biết thưởng thức thơ văn,bồi dưỡng tâm hồn,toán học lại khiến ta phải tư duy đầu óc….

– Sách còn giới thiệu với ta nhiều kinh nghiệm,thành tựu về KH,nông-công nghiệp và cả chính trị. Ngoài ra sách còn là hường dẫn viên đưa ta đến những danh lam thắng cảnh,kì quan thế giới

– Tất cả đều dùng để khẳng định sách là nguồn kiến thức như thế nào?Nó dạy ta biết bao điều hay lẽ phải trong cuộc sống,giúp ta ngày một hoàn thiện bản thân nhân phẩm,đạo đức.

 

– Cho nên có thể nói sách là người bạn thân như thế nào?(hữu ích mang lại niềm tin yêu…).Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà con đem đến nguồn hạnh phúc,sự thanh thản cho tâm hồn

– Do vậy,câu nói của M.Go-rơ-ki rất đúng đắn…

– Bên cạnh mặt tốt luôn có cái xấu.Vì vậy,cần phải biết chọn sách phù hợp với lứa tuổi của mình.

– Mục đích của chúng ta khi đọc sách là gì?(giải trí một cách lành mạnh,thêm kiến thức…..)

– Nhưng coi sách cũng có khi là cách tự học nên phải đọc sách đúng lúc,đúng chỗ.Tuy nhiên không phải lúc nào củng đọc như con mọt sách hay đọc để rồi không còn thực tế chàng Đôn-ki-hô-tê

– Chúng ta cần sắp xếp hợp lí về thời gian đọc sách đúng cách,biến kiến thức của sách thành của riêng mình.Nó sẽ là người bạn tốt cho ai biết nâng niu,trân trọng và học hỏi.

– Kiến thức còn giúp cho XH văn minh thoát khỏi nền lạc hậu.Một XH chú trọng nhiều đến tài trí thì sẽ có nhiều nhân tài.Một đất nước có nhiều đội ngũ KH thì sẽ có những phát minh máy móc hiện đại tân tiến

– Cho nên kiến thức là con đường sống của mọi người.Đó là con đường của ước mơ và hy vong,biết hướng về tương lai bằng niềm tin tự khám phá mình để hoàn thiện nhân cách của mình.

– Vì thế nếu không có sách con người sẽ sống trong tối tăm,dốt nát,mất tự do

3. Kết Bài:

– Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên chí tình.Sách rất quí nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để đọc.

– Ta phải đọc sách một cách ham mê và đọc với tinh thần chủ động,suy nghĩ,nghiền ngẫm. Đọc và làm theo sách sẽ giúp ta trau dồi,nâng tầm hiểu biết của ta một cao hơn

– Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài ngươi.