Tìm Kiếm

Tóm Tắt Đoạn Trích Trong Lòng Mẹ Lớp 8 Của Nguyên Hồng

Đề bài: Tóm Tắt Đoạn Trích Trong Lòng Mẹ Lớp 8 Của Nguyên Hồng

Bài làm

“Trong lòng mẹ” tác phẩm được trích trong tập hồi ký “Những ngày thơ ấu” của tác giả Nguyên Hồng. Truyện xoay quanh những tình huống hết sức tội nghiệp của tuổi thơ bé Hồng, vừa lên án xã hội phong kiến cũ vừa muốn ca ngợi tình mẫu tử, sự lương thiện trong sáng của trẻ em. Qua đó muốn nhấn mạnh tinh thần nhân đạo, yêu thương.

“Trong lòng mẹ” mở đầu với tuổi thơ “buồn” của bé Hồng, bố chết vì nghiện ngập, mẹ phải tha hương vì gia đình nhà chồng ruồng rẫy. Bé Hồng sống với bà cô, luôn phải chịu sự ghẻ lạnh của chính người thân mình.

Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hoá thăm em mẹ mới đẻ không. Bé toan bảo “có” nhưng thấy giọng nói ngọt đắng và nụ cười mỉa mai rất kịch của bà cô nên em im lặng. Bà cô muốn em ghét, em khinh thường, xa lánh mẹ mình nhưng em không những không giận, căm ghét mẹ mà thay vào đó, bé Hồng thấy đau đơn, thương mẹ, phẫn uất với những cổ tục đã đầy đoạ mẹ của mình. Em nghĩ: “nếu như những cổ tục này chỉ là một vật như hòn đá, cục thuỷ tinh hay đầu mẫu gỗ, tôi sẽ quyết vồ lấy mà cắn, nhai, nghiền cho kỳ nát vụn mới thôi”. Em thương mẹ, emkhát khao được gặp mẹ mình.

 

Và mẹ em đã về ngay thời khắc quan trọng nhất. Gần đến ngày giỗ bố bé Hồng, trên đường đi học về, em thấy bóng người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ mình. Em đuổi theo và nhận ra mẹ, Hồng oà khóc nức nở. Mẹ em đã về ngay thời khắc quan trọng nhất. Em sung sướng, hạnh phúc vô cùng. Em thấy mẹ mình vẫn đẹp như ngày nào, không phải gầy xơ xác như lời xúc xiểm của bà cô. Gương mặt mẹ sáng hơn, đôi mắt trong và nước da rất mịn màng, hai gò má hồng hào. Nhưng cũng có thể vì em quá nhớ, quá thương mẹ nên Hồng có những suy nghĩ như vậy. Em muốn mình có thể bé lại để được ôm trọn vào lòng mẹ, muốn được mẹ vuốt ve, gãi rôm cho. Mong muốn của em quá đơn giản, quá nhỏ bé nhưng với bé là tất cả niềm ao ước lớn lao!

Bé Hồng đã hoàn toàn quên hết mọi lời nói độc ác mà bà cô đã gieo rắc trong đầu em, thay vào đó là tình yêu thương mẹ với niềm xúc động vô bờ bến.

Với bút pháp hồi ký kể thực, Nguyên Hồng đã đưa đến cho người đọc một câu chuyện đậm chất trữ tình, sâu sắc, tinh tế, xúc động trong việc diễn tả tâm lý nhân vật từ bé Hồng, bà cô đến người mẹ. Các hình ảnh so sánh đặc sắc đã phần nào giúp ta hình dung rõ nét hơn về tuổi thơ quá nhiều bất hạnh những vẫn trong sáng, tràn ngập tình yêu thương sâu sắc trong trái tim của đứa trẻ.