Tìm Kiếm

Tất tần tật về bài thơ Tràng Giang Huy Cận

Tất tần tật về bài thơ Tràng Giang Huy Cận

Hướng dẫn

Ôn tập bài Tràng Giang Huy Cận

Mục Lục

  • 1 TÁC GIẢ HUY CẬN
  • 2 TÁC PHẨM TRÀNG GIANG
    • 2.1 Hoàn cảnh ra đời
    • 2.2 Những nội dung chính
    • 2.3 Đặc sắc nghệ thuật
    • 2.4 Chủ đề tư tưởng
  • 3 HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP DẠNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC
  • 4 ĐỂ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
  • 5 Bài văn phân tích Tràng Giang

TÁC GIẢ HUY CẬN

  • Huy Cận (1919 – 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Đức Ân, huyện Vũ Quang), tình Hà Tình.
  • Năn 1939, ông ra Hà Nội học ở trường Cao đẳng Canh nông. Từ năm 1942, ông tích cực hoạt động trong Mặt trận Việt Minh. Ông tham dự Quốc dân đại hội Tân Trào, được bầu vào ủy ban Dân tộc giải phóng toàn quốc. Sau Cách mạng tháng Tám, ông liên tục tham gia chính quyền cách mạng, giử nhiều trọng trách khác nhau. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hổ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
  • Trước Cách mạng, Huy Cận là một trong những tác giả tiêu biểu nhấtcúa phong trào Thơ mói, nổi tiêng vói tập Lửa thiêng. Sau Cách mạng, ông sáng tác dồi dào và có nhiêu đổi mới, tìm thấy sự hòa điệu giữa con người và xã hội tiêu biểu là các tập thơ: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời,…
  • Huy Cận vốn yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều ảnh của văn học Pháp. Thơ của Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.

TÁC PHẨM TRÀNG GIANG

Hoàn cảnh ra đời

Tràng giang là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biếu nhất Huy Cận, được viết vào mùa thu năm 1939 (in trong tập Lửa thiêng) và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hổng mênh mang sóng nước…

Những nội dung chính

a, Nhan đề Tràng giang và lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” đã thâu tóm được mạch cảm xúc chủ đạo vừa gọi ra nét nhạc chủ âm cho cả bài thơ. Tràng giang miêu tả một con sông vừa dài vừa rộng, lại vừa gợi ra cảm giác mênh mang và đượm buồn. “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” vừa mang nghĩa khái quát về không gian nghệ thuật của bài thơ – khung cảnh sông nưóc mênh mông, vô biên – vừa khái quát lên tâm trạng buồn, cô đơn giữa “trời rộng” “sông dài”. Cả nhan đề và câu đề từ gợi cho ta cảm nhận được sự đối lập giữa không gian rộng dài, mênh mông với cái mong manh, bé nhỏ của con người. Toàn bộ bài thơ thấm đẫm một nỗi buồn của con người trước thiên nhiên, vũ trụ bao la. Mỗi một khố thơ là một sự triển khai và cũng là một nét biếu hiện của nỗi buồn lớn đó.

b) Ở khổ thơ thứ nhất, tác giả đã miêu tả không gian sông nước mênh mang với hình ảnh của “sóng gợn tràng giang”,”nước… trăm ngả ‘, lạc mấy dòng”. Trong không gian sông nước mênh mông ấy, hình ảnh của cõi nhân thế con người -bắt đầu hiện ra. Hình ảnh “Con thuyền xuôi mái” gợi sự nổi trôi, phó mặc trước dòng đời đến đâu thì đến. “thuyền về nước lại” gợi sự chia li, không cùng chung hướng đi. Đặc biệt, hình ảnh “Củi một cành khô lạc mấy dòng” đã gợi sự liên tưởng đen hình ảnh lẻ loi, trơ trọi và nhỏ bé của con người trước dòng đời xuôi ngược:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng

Cả khổ thơ đã gợi được cả cảm xúc và ấn tượng về một nồi buồn triền miên kéo dài theo không gian (tràng giang, trăm ngả) và theo thời gian (điệp điệp). Với nghệ thuật đối của thơ Đường, thanh điệu hóan vị bằng trắc đều đặn đà tạo nên một âm điệu, tiết tàu nhịp nhàng, chậm rãi, trầm buồn cho cả khổ thơ.

c) Bức tranh tràng giang tiếp tục được cảm nhận cụ thể và có thêm nhiều chi tiết ở khổ thơ thứ hai. Ở hai câu đầu, không gian được thu về một tiêu điểm: “cồn nhỏ”. Các từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” đi liền với hình ảnh “cồn nhỏ” đã cho thấy cảnh vật nơi đây rất hoang sơ và vắng lặng. Câu thơ thứ hai càng tô đậm thêm nét tĩnh lặng ủa cảnh vật: “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Câu này có hai cách hiểu. Cách thứ nhất: đâu (đâu đây) tiếng làng xa vãn chợ chiều. Cách thứ hai: đâu (không có, đâu có) tiếng làng xa vãn chợ chiều. Dù hiểu theo cách nào thì không gian ở đây cùng mang vẻ vắng lặng cô tịch, chỉ có thiên nhiên trong khi sự sống của con người thì xa vắng, mơ hồ:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Đến hai câu sau, không gian tràng giang được mờ ra ba chiều đến mênh mông, vô tận:

Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu

Không gian được mở ra nhiều chiều khác nhau: chiều cao (trời lên), chiều dài (sông dài) và cả chiều rộng (trời rộng). Một không gian càng rộng, càng dài, càng sâu thì cảnh vật càng trở nên vắng lặng, bờ bên càng trở nên bé nhỏ, lẻ loi: “bến cô liêu”. Nỗi buổn trong khổ thơ này như bao trùm khắp không gian, vũ trụ, lan sang cả mọi vật và thấm sâu vào lòng người.

d) Khổ thơ thứ ba tiếp tục hòa điệu cùng hai khổ tho đầu càng làm tăng thêm cảm giác buồn:

Bèo dạt về đâu, hàng nốihàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Hình ảnh những cánh bèo trôi dạt trên sông nước cùng với những hình ảnh “con thuyền xuôi mái”, “củi một cành khô lạc mấy dòng” càng gợi ấn tượng về sự lênh đênh, phiêu dạt vô định và sự tan tác, chia li. Thêm vào đó, cảnh vật càng gợi buồn hơn bời cái vắng vẻ, tĩnh lặng, chỉ có thiên nhiên sông nước mà không có sự sống của con người: không chuyến đò, không cầu, chi có bờ xanh tiếp bãi vàng. Chuyến đò ngang và cấy cầu bắc qua sông là những phương tiện kết nối đôi bờ, giúp con người qua lại tượng trưng cho sự giao hòa, kết nối sự sống. Thế mà bây giờ cũng đều “không” có! Cái tôi trữ tình ờ đây không những buồn vô tận mà còn rất khao khát những dấu hiệu của sự sống, sự hòa hợp giữa con người với nhau,

e) Khổ thơ cuối của bài thơ vừa vẽ ra một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, vừa thể hiện tâm lòng của thi nhân. Bức tranh ấy được dựng bằng hình ảnh lớp lớp mây chồng xếp lên nhau thành núi mây trắng trông như dát bạc. Ở đó xuất hiện một cánh chim nhỏ, tương phản với “lớp lớp mây cao” càng làm cho khung cảnh thêm hùng vĩ hơn nhưng cũng càng gợi ra sự cô đơn, bơ vơ và nhỏ nhoi đên tội nghiệp:

 

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Hai câu cuối diễn tả một nỗi niềm nhớ quê da diết của nhà thơ. Hai câu này nhà thơ “học” ý từ hai câu thơ trong bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu: “Quê hương khuất bóng hoàng hôn – Trên sông khói sóng cho buôn lòng ai” (Tản Đà dịch)-

Nhưng Huy Cận đã có sáng tạo riêng: I

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Vói ông, ông không hể thây “khói hoàng hôn” mà vẫn nhớ nhà. Vậy, nỗi nhớ ấy đã luôn thường trực ở ông còn gì? Và suy rộng ra, ông nhớ nhà cũng là nhớ quê, một trong những biểu hiện của tình yêu nước.

Đặc sắc nghệ thuật

Bức tranh Tàng giang mang đầy tâm trạng được vẽ ra bằng bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại.

Chủ đề tư tưởng

Qua việc miêu tả bức tranh thiên nhiên sông nước mênh mông, nhà thơ bộc lộ nỗi sâu của một cải tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tinh người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha.

HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP DẠNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC

Câu 1, Nêu hoàn cảnh ra đời, cảm hứng chủ đạo và câu tử bài thơ Tràng giang Huy Cận

Gợi ý trả lời

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ

Tràng giang là bài thơ được sông Hồng gợi tứ. “Một buổi chiều mùa thu năm 1939, khi đứng ở bờ nam bến Chèm nhìn ngắm cảnh sông Hông mênh mông sóng nước, bốn bề bao la vắng lặng, nghĩ về kiếp người trôi nổi tứ thơ Tràng giang đã được hình thành” (Huy Cận). Bài thơ được in trong tập Lửa thiêng.

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ

Đứng trước không gian mênh mông của đất trời, trong sâu thẳm lòng người trào dâng nỗi bâng khuâng trước cảnh sông dài trời rộng. Cảm hứng chủ đạo này được nhà thơ thâu tóm trong nhan đề “Tràng giang” và câu đề tù “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài

Cấu tứ của bài thơ

Toàn bộ bài Tràng giang là một nỗi buồn. Bài thơ gồm bốn khố thơ giống như bôn bài tứ tuyệt Đường thi, mỗi khổ thơ là một sự triển khai cửa nồi buồn đó. Mặc dù trong mỗi khổ thơ, cảnh vật và tâm trạng con người được thể hiện khác nhau ở mức độ nào đó nhưng đều có điếm chung hệ thống trong một chỉnh thể là cảnh sóng nước mênh mang bao la và con người với cái tôi nhỏ bé, mang tâm trạng cô đơn, buồn sầu.

Câu 2. Anh/chị hiếu thế nào về câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” (Tràng giang – Huy Cận)? Đề từ đó có mối liên hệ gì với bực tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả trong bài thơ?

Gợi ý trả lời

  • “Trời rộng”, “sông dài” mang nghĩa khái quát về không gian nghệ thuật của bài thơ. Đó là một khung cảnh sông nước mênh mông, vô biên. “Bâng khuâng”, “nhớ” khái quát lên tâm trạng buồn, cô đơn giữa “trời rộng”, “sông dài”.
  • Mối liên hệ của câu đề từ với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả trong bài thơ:

+ Câu đề từ như thâu tóm hết nội dung tư tưởng của cả bài thơ. Đối diện với cái mênh mông của không gian và cái vô tận của thòi gian, nhân vật trữ tình cảm nhận một cách thâm thía nỗi cô đơn, nhỏ nhoi của chính mình, thấy mình trớ nên bơ vơ lạc lõng giữa dòng đời vô tận. Càng phát hiện sự mênh mông của cảnh vật, con ngươi ở đây càng lạc lõng. Đó là nỗi niềm của cái tôi nhà thơ.

+ Lời đề từ vừa tô đậm thêm cảm giác “tràng giang” vừa thâu tóm cảm xúc chủ đạo vừa gợi ra nét nhạc chủ âm cho cả bài thơ.

ĐỂ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song,

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy đòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

(Tràng giang – Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.29)

Gợi ý bài làm

Mở bài

  • Huy Cận là một trong những tác giả xuât sắc của phong trào Thơ mới.Tác phẩm đáng chú ý nhất của ông trước Cách mạng là tập thơ Lửa thiêng. Thơ của Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tường triết lí.
  • Tràng giang là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biếu nhất của Huy Cận. Bài thơ này được viết vào mùa thu năm 1939 (in trong tập Lửa thiêng) và cảm xúc được khơi gợi chú yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.Một trong những đoạn thơ hay của bài thơ là đoạn sau: (trích dẫn nguyên văn đoạn thơ).

Thân bài

Khổ thơ đầu

Nội dung

Hình ảnh thiên nhiên trên sông nước: sóng gợn, nước – trăm ngả, lạc mấy dòng. Hình ảnh con người của cõi nhân thế được gợi lên từ hình ảnh: con thuyền xuôi theo dòng nước, một cành củi khô trôi dạt. Tât cả như hòa điệu, gợi nên nỗi sầu buồn triền miên của cái tôi trữ tình.

Nghệ thuật

Khổ thơ mang âm điệu của Đường thi, nhưng cũng rất mới mẻ, hiện đại bởi hình ảnh một cành củi khô trôi dạt giữa dòng nước.

Khố thơ sau

Nội dung

Ở hai câu thơ đầu, không gian được thu về một tiêu điểm: cồn nhỏ”. Các từ láy lơ thơ”, “đìu hiu” và câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều’ đểu gợi lên sự hoang vắng, tĩnh lặng cùa thiên nhiên tràng giang.

Ở hai câu thơ sau, không gian dường như được mở rộng theo những chiều bát ngát, sâu thăm thẳm (nắng xuống – trời lên – sâu chót vót; sông dài — trời rộng – cô liêu) và bao trùm lên toàn bộ cảnh vật vẫn là một nỗi buồn, một tâm trạng cô đơn của con người được gợi ra từ chính cảnh vật ấy (bến cô liêu).

Nghệ thuật:

Phép đối nhiều từ láy cùng với hình ảnh mới lạ, độc đáo (lơ thơ cồn nhỏ, nắng xuống trời lên, sâu chót vót, bến cô liêu…) đã tạo nên những câu thơ giàu sức gợi, nhịp nhàng với âm điệu thiết tha sâu lắng.

Kết bài,

Đoạn thơ trên góp phần thể hiện sâu sắc tâm trạng buồn, cô đơn của cái tôi nhà thơ. Đó cũng là “một nỗi buồn thế hệ”.

Tràng giang nói chung vừa mang phong vị cổ điển vừa mang vẻ đẹp hiện đại của Thơ mới.

 

Bài văn phân tích Tràng Giang

“Là người đi lượm lặt những chút buồn rơi rớt để rồi sáng tạo ra những vần thơ ảo não, người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thỉ nhân lại có thể đúc thành bao nhiêu châu ngọc”. Đó là lời nhận xét đầy trân trọng của Hoài Thanh dành cho Huy Cận, một trong những cây bút nổi tiếng trong phong trào Thơ mới 1930 – 1945. Huy Cận (1919 – 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo ở Hương Sơn – Hà Tĩnh. Huy Cận – một dấu chấm cảm thán khẳng định tính cổ điển có sức lay động lòng nguời! Bằng phong cách độc đáo, với chấ thơ hàm xúc giàu chất suy tuởng, triết lí ông đã nhà nước trao tặng giải thưởng danh giá Hồ Chí Minh (1996) với những tập thơ nổi tiếng: Vũ trụ ca, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa,… Nhất là tập thơ đẩu tay Lửa thiêng đã đánh dâu tên tuổi của ông trên thi đàn cũng như chỗ đứng trong lòng đọc giả mà bài thơ Tràng giang đã thực sự đi vào lòng người. Men say của thi phẩm chính là chất cổ điển và hiện đại lồng ghép hài hòa cùng niềm yêu nhớ quê hương đất nước tha thiết của thi nhân mà hai khổ thơ đầu trong bài thơ là điển hình nhất:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song,

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mây dòng.

Lơ thơ cồn nhò gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu.

Tràng giang là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Huy Cận “hầu như trở thành cố điển” (Xuân Diệu) đuợc viết vào năm 1939 thuộc thể thơ thất ngôn Đường luật. Tác phẩm được gợi cảm hứng từ một buổi chiều mùa thu năm 1939 khi Huy Cận đên bên bờ Nam bên Chèm nhìn ra cảnh sông Hồng mênh mông sóng nuớc. Trong một buổi chiều mùa thu, trước một khung cảnh đượm buồn giữa một không gian bao la rộng lớn, nhà thơ đang trĩu nặng tâm trạng của một người dân mất nước tha thiết yêu quê hương nhưng chưa tìm được hướng đi. Chính vì thế mà từng câu từng từ trong mỗi khổ tha của Tràng giang cũng chính những tâm sự mà Huy Cận đang chôn giấu – tất cả được nhà thơ gửi gắm vào dòng sông trước mặt để dòng nưóc kia cuốn trôi đi, kéo đi. những u buồn sầu lụy. Ta nhận thấy trong tâm trạng Huy Cận bây giờ như đang nhấp nhô theo từng con sóng nưóc, hòa quyện vào cảnh vật thiên nhiên tạo cho bài thơ nét đẹp cổ điên lại vừa đượm nét hiện đại để lại ấn tượng khó quên trong lòng độc giả.

Trước hết ngay từ thi đề, Huy Cận đã khéo léo gợi lên vẻ đẹp cổ điển lại rất hiện đại cho bài thơ Tràng giang- cách nói đầy sáng tạo mang sắc thái trang nhã và truyền thông. Với việc láy vần “ang”, “tràng giang” như đã thể hiện khá rõ nét về không gian trước mắt Huy Cận. Đó là một dòng sông không chỉ dài vô cùng mà còn rộng mênh mông, bát ngát gọi liên tưởng về sông Trường Giang trong thơ Đường với những bản ca bất hủ Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu), Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lí Bạch), một dòng sông muôn thuở vĩnh hằng, dòng sông của tâm tưởng. Đổng thời Tràng giang còn góp phần tạo dư âm vang xa, trầm lắng và lan sang cả câu thơ đề từ:”Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Đây là cách diễn đạt mới về cảm xúc và tâm trạng. Giản dị, hàm súc, câu đề từ đã thâu tóm tất cả những cảm xúc chú đạo của toàn bài thơ. ” trời rộng – nhớ – sông dài” sao mà miên man, da diết thế? Sự chia li giữa khoảng trờ rộng mênh mông vói dòng sông dài tít tắp được từ láy “bâng khuâng” thể hiện cụ thể, sinh động về một nỗi buồn man mác, mênh mang lan tỏa khắp không gian mang cảm hứng vũ trụ; gọi cho bài thơ âm điệu buồn lặng lẽ, da diết và sâu lắng. Cái tôi trữ tình giờ đây nhỏ bé, cô đơn và lạc lõng trước một khung cảnh thiên nhiên rộng lón. Dòng sông Hồng cũng dần hiện lên trong tâm tưởng của độc giả với những con sóng vỗ về đều đặn khắp các khổ thơ.

Chúng ta cùng lắng lòng mình để lắng nghe những tâm sự của thi nhân cũng như cùng ngắm nhìn dòng sông tâm trạng đang dần mở ra với:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mây dòng

Dòng sông Hồng thòi đại hiện ra mênh mông, bát ngát vói những con sóng gợn chạy dài tít tắp nhưng lại mang một nỗi buồn không xô, không đập, không dữ dội mà chỉ nhẹ nhàng trồi lên thành những làn sóng nhỏ lăn tăn trên mặt sông. “Buồn” nhưng lại “điệp điệp” – láy nguyên – gợi lên một cảm giác về nỗi buồn miên man, nó nối tiếp nhau theo những con sóng chạy về vô tận. Sóng lòng hay sóng của dòng sông? Sao mà nó vô tận? Huy Cận đã rất tinh tế khi lấy hữu hình của sóng trên tràng giang mà đặc tả cái vô hình của nỗi buồn con người, càng thể hiện rõ hơn một nỗi buồn của thi sĩ mất nước.

Nhấp nhô, nổi trôi trên những con sóng “điệp điệp” là chiếc thuyền nhỏ bé và đơn độc. Hình ảnh chiếc thuyền xuôi mái theo dòng nước song song như có một nỗi buồn chia li, xa cách. Thuyền 1 nước là hai vật thể hiện hữu song song nhau nhưng lại chẳng liên quan gì nhau, “về – lại” – hai trạng thái, hai hướng trái ngược nhau gợi nỗi xa cách hững hờ nổi lên giữa nỗi “sầu trăm ngả”. Bất thình lình chiếc thuyên biến mất chỉ còn đó, “củi một cành khô lạc mấy dòng”. Sự lạc lõng ây là sự khủng hoảng về đường lôi,về lí tưởng sống, quan điểm sống.

Nó không phải là sự trốn tránh thực tại tìm vào những cảm giác mơ hồ của tâm hồn. Trong tâm trạng đó, hoàn cảnh đó, con người vẫn yêu đời, vẫn nhìn thấy vẻ đẹp của cuộc sống, của thiên nhiên.

“Con thuyền” đã nhỏ bé nay cành củi khô kia lại càng nhỏ bé hơn. Nó đơn lẻ bồng bênh lạc giữa dòng với những con sóng cứ chạy mãi về cõi vô định, không biết đâu là bở. Hình ảnh mang đầy tính chất thi vị gợi sự đồng cảm vói nhà thơ về thân phận nhỏ bé, cô độc, lạc loài của những kiếp người tội nghiệp.

Chi tiết “củi một cành khô” cùng nghệ thuật đảo ngữ kết hợp vói các điệp từ “điệp điệp”, “song song”, hình ảnh vận động trái chiều “thuyền về nước lại’” gợi lên khoảng mênh mông của sóng nước, nó đổi lập vói con người cõi nhân sinh nhỏ bé, cô đơn, sự sông yếu ớt giữa khoảng vũ trụ bao la. Huy Cận trước Cách mạng cũng rơi vào hoàn cảnh khủng hoảng sâu sắc. Ông đứng trên lập trường người trí thức tiểu tư sản và nhìn xã hội bằng đôi mắt buồn ảo não. Huy Cận cô đơn bê’ tắc giữa dòng đời mênh mông, lạc lõng trước những biên động của cuộc sống. Ta có cảm giác như có một sự sợ hãi trong tâm hồn thi nhân, giông như một cành củi khô không biết đi đâu về đâu.

Nỗi buồn cứ như thế tan vào cảnh vật, hòa quyện cùng thiên nhiên đát trời, cùng sóng nước sông Hồng mênh mang, tầm nhìn của Huy Cận như được mở rộng hơn. Nhà thơ đưa mắt nhìn toàn cảnh sông Hồng trong khung cảnh tĩnh lặng, cô quạnh và im lìm của một buổi chiều tà buồn tẻ:

Lơ thơ côn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Bao phủ trên cảnh vật là một nỗi sầu trăm ngả. Cảnh thật vắng vẻ, đưa mắt ra nhìn chỉ thấy thấp thóang đâu đó “cồn nhỏ” lơ thơ trổi lên mặt nước, xung quanh là sóng nưóc bao vây gần như bị cách li tuyệt đối. Khổ thơ phảng phất nét đẹp trong thơ truyền thống.

 

Non Kì quạnh quẽ trăng treo

Bến Phì gió thôi đìu hiu mấy gò.

(Bản dịch – Chinh phụ ngâm)

Từ láy “đìu hiu” trong “gió đìu hiu” kết hợp vói “lơ thơ” được Huy Cận khéo léo sắp xếp trên cùng một dòng thơ đã vẽ lên một quang cảnh vắng lặng và cô tịch. Cụm từ “lơ thơ” gợi chút ít ỏi nhỏ bé, đìu hiu” gợi sự tiêu điều cô độc. Tất cả những điều đó càng diễn tả sâu sắc hơn vẻ u buồn vắng lặng của buổi hoàng hôn. Cái tôi trữ tình bỗng trở nên cô đơn và rợn ngợp đến nỗi phải thốt lên “đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”? Chỉ một câu thơ mà mang nhiều sắc thái vừa gợi đâu đó hình ảnh phiên chợ chiều thưa thớt vắng vẻ với những âm thanh, tiếng nói xa xăm không rõ rệt và mơ hồ. Nhà thơ đã thật sự thành công với nghệ thuật lấy động tả tĩnh càng làm tăng thêm vẻ hiu hắt vắng vẻ của một phiên chợ chiều thưa thớt và cô tịch. Đồng thời câu thơ còn là một câu hỏi tu từ, Huy Cận tự vấn lòng để từ đó, tận sâu trong đáy tâm sự bật lên tiếng lòng. Một nỗi khát khao mong mỏi được hòa nhập vào thiên nhiên, tìm thấy đâu đó sự sổng để thắp lên tia hi vọng cho cuộc đời, cho con đường cách mạng giữa những khó khăn trăm bề của thời đại cũng như chính Huy Cận cũng đang cố vẫy vùng để thoát ra khỏi sự vắng vẻ, lẻ loi, thoát li nỗi u buồn lạc lõng. Nhưng đáng buồn thay! Càng bươn trải càng vẫy vùng, Huy Cận càng bị lún sâu hơn vào tâm trạng mà bản thân đeo mang. Và, quang cảnh trước mặt ông dần dần lấn áp tất cả, thâu tóm cả con người và tâm trạng Huy Cận.

Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Trên dòng sông mênh mông rộng lớn, hoàng hôn đang dần buông xuông bao phủ cả dòng sông. Ở đây có sự vận động trái chiều: trong khi ánh hoàng hôn đang dần buông xuống bên kia bến Chèm thì bầu trời càng trờ nên chót vót và mênh mông vô tận. Giữa tràng giang và bầu rời càng xa cách. Khoảng cách ấy đã trờ nên đặc biệt với cái nhìn của thi sĩ “trời lên, sâu chót vót”. Ở đây với cảm nhận của Huy Cận, bầu trời không còn cao nữa mà đã “sâu chót vót”, chiều sâu bao trùm cả chiều cao tạo nên một cảm giác mới mẻ, hun hút mờ ra một không gian bao la vô tận, với sông dài trời rộng càng làm tăng thêm vẻ vắng vẻ cô liêu của không gian sông nước. Điều đó cũng cho phép ta thử liên tưởng đến cảnh sông Hồng lúc bây giờ được nắng chiếu rọi xuống đỏ rực lan ra khắp nơi như được đổ lửa, nền trời sâu và rộng. Trên bến Chèm, Huy Cận như một chấm điểm khuyết tượng trưng cho sự sống, một tia hi vọng sống nhỏ bé. Quang cảnh thật quạnh quẽ, nhưng cũng thật hùng vĩ và tráng lệ càng khiến nỗi cô đơn trông vắng thêm thâm thía trong cõi lòng thi sĩ.

Mỗi khổ thơ là một bức tranh tâm cảnh, chất chứa trong cảnh mênh mông, xa vắng là tâm tư tình cảm sâu lắng thiết tha của thi nhân. Huy Cận cũng giống như bao nhà thơ mới cùng thời không tránh khỏi những sầu muộn, ủy mị. Nhưng vượt lên trên tất cả là tình yêu quê hương trong cảnh non sông mờ cát bụi. Bối cảnh ấy, thân phận mất nước thật không thể khác được. Hai đoạn tho trên có thể coi là hai lát cắt tâm hồn thể hiện cảm xúc chôn giấu kín trong “sâu chót vót” tâm hổn không thể nói ra của thi nhân.

Tóm lại, một Lửa thiêng làm nên một tên tuổi Huy Cận, làm nên vị trí xứng đáng cua Huv Cận trong làng thơ mới. Thi phẩm Tràng giang gắn liền với tên tuổi của ông. Dầu thời gian có phôi phai theo năm tháng thì vẫn còn mãi nguyên vẹn một tấm lòng, một nỗi sầu rất thật, rất Huy Cận:”Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”.

(Đinh Thị Mộng Trinh – 11CB1, THPT Mỹ Quý, Đồng Tháp)

Dẫn theo Trần Liên Quang -Đỗ Thị Yên

Theo Sachvanmau.com