Tìm Kiếm

Soạn Bài Ôn Tập Và Kiểm Tra Phần Tiếng Việt Lớp 8

Đề bài: Soạn Bài Ôn Tập Và Kiểm Tra Phần Tiếng Việt Lớp 8

Bài Làm

I. KIỂU CÂU: NGHI VẤN, CẦU KHIẾN, CẢM THÁN, TRẦN THUẬT PHỦ ĐỊNH.

Câu 1:

Câu 1: Câu trần thuật ghép – có một vế là dạng câu phủ định

Câu 2: Câu trần thuật đơn

Câu 3: Câu trần thuật ghép, vế sau có một vị ngữ phủ định ( không nỡ giận )

Câu 2:

– Cái bản tính tốt đẹp của người ta sẽ bị những gì che lấp mất? ( hỏi theo kiểu câu bị động )

– Những gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt đẹp của người ta? ( Hỏi theo kiểu câu chủ động)

– Cái bản tính tốt đẹp của người ta có thể bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất không?

– Những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ có thể che lấp mất cái bản tính tốt đẹp của người ta không?

Câu 3:

– Chao ôi buồn!

– Ôi, buồn quá!

– Vui quá là vui!

– Áo cậu đẹp lắm!

Câu 4:

a) Câu trần thuật: (1), (3), (6) ; Câu cầu khiến: (4) ; câu nghi vấn: (2), (5), (7)

b) Câu nghi vấn dùng để hỏi là câu 7

c) Câc câu nghi vấn (2), (5) là những câu không được dùng để hỏi. Câu (2): Sự ngạc nhiên về việc lão Hạc nói về những chuyện xảy ra trong tương lai xa, chưa xảy ra trước mắt.

Câu này tương đương với câu:“ Cụ lo xa quá đấy thôi!” hoặc: “Chẳng có gì khiến cụ phải lo xa như thế cả!”. Nó không dùng để hỏi một việc gì cả, mục đích của nó chỉ là nêu lên điều ngạc nhiên, bất ngờ của người nói. Nó được dùng để bộc lộ cảm xúc.

 

Câu (5) để giải thích cho đề nghị nêu ở câu (4), theo quan điểm của người nói( ông giáo ) và cũng là cái lẽ thông thường, trhì không có lí do gì mà lại nhịn đói để dành tiền.

II. HÀNH ĐỘNG NÓI

Câu 1:

STT Câu đã cho Hành động nói
1 Tôi bật cười bảo lão: Trình bày
2 – Sao cụ lo xa quá thế? Bộc lộ sự cảm xúc
3 Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! Trình bày
4 Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Điều khiển
5 Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại Trình bày
6 – Không, ông giáo ạ! Trình bày
7 Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? Hỏi

Câu 2:

STT Kiểu câu Hành động nói được thực hiện Cách dùng
1 Trần thuật Trình bày Trực tiếp
2 Nghi vấn Bộc lộ cảm xúc Gián tiếp
3 Trần thuật Trình bày Trực tiếp
4 Cầu khiến Điều khiển Trực tiếp
5 Nghi vấn Trình bày Gián tiếp
6 Trần thuật Trình bày Trực tiếp
7 Nghi vấn Hỏi Trực tiếp

Câu 3:

a) Cam kết không tham gia các hoạt động tiêu cực như đua xe trái phép, cờ bạc, nghiện hút…:

– Em hứa sẽ không tham gia hoạt động đua xe trái phép

– Tôi xin cam kết rằng sẽ không đánh cờ bạc dưới mọi hình thức.

– Tôi xin cam đoan rằng mình sẽ không bao giờ nghiện hút.

b) Hứa sẽ tích cực học tập, rèn luyện và đạt kết quả tốt trong năm học tới:

 

– Con xin hứa với bố mẹ năm học tới con sẽ cố gắng chăm chỉ để đạt được kết quả cao hơn.

– Con hứa sẽ tích cực học tập, rèn luyện và đạt kết quả cao trong năm học tới để bố mẹ vui lòng về con.

III. LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU

Câu 1: Các trạng thái và hành động của sứ giả được xếp theo đúng thứ tự xuất hiện và thực hiện: Thoạt tiên là tâm trạng kinh ngạc sau đó là mừng rỡ và cuối cùng là về tâu vua.

Câu 2:

a) Nối kết câu

b) Nhấn mạnh ( làm nổi bật ) đề tài của câu nói

Câu 3:

Câu a có tính nhạc hơn, vì: Đặt “man mác” trước “khúc nhạc đồng quê” gợi cảm xúc mạnh hơn; kết thúc thanh bằng (quê) có độ ngân hơn kết thúc thanh trắc ( mác).