Tìm Kiếm

Phân tích nhân vật cái Tí trong đoạn trích Con có thương thầy thương u?”-

Đề bài: Phân tích nhân vật cái Tí trong đoạn trích “Con có thương thầy thương u?”

Bài làm

Vì không có tiền nộp thuế thân, nên anh Dậu bị bắt đánh đập, tới mức phát bệnh ngoài đình làng. Chị Dậu thương chồng nên nghĩ mọi cách để có tiền nộp thuế cho chồng.

Chị Dậu bán đi đàn chó mới để, nhưng vẫn không đủ tiền, trong nhà có gì chị đều bán nhưng không đủ. Bí quá chị Dậu nghĩ cách cho cái Tí con gái lớn của mình sang nhà Nghị Quế làm giúp việc, ở đợ cho người ta để có thêm tiền cho chồng chuộc thân.

Đoạn trích “Con có thương thầy, thương u” nằm trong chương năm và sáu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Sau khi biết mình sắp bị bán cái Tí vô cùng đau khổ. Đoạn trích thể hiện tâm trạng đau khổ của chị Dậu khi phải bán con mình cho người ta.

Đồng thời thể hiện sự ngoan ngoãn của đứa bé mới chỉ bảy tám tuổi đầu nhưng biết suy nghĩ cho cha mẹ. Nỗi lòng của Tí khi sắp phải xa ngôi nhà thân yêu, xa người sinh thành, xa đàn em thơ ngày nào nó cũng chăm bẵm. Đoạn trích với những lời văn cảm động, khiến người đọc như rưng rưng dòng lệ theo từng dòng chữ của tác giả.

Tí là chị cả của hai đứa em thơ là thằng Dần và Tỉu. Con bé như già dặn trước tuổi ở cái tuổi hồn nhiên nhưng nó đã biết gia cảnh nhà mình nghèo khổ. Nên nó ngoan ngoãn đảm đang như bà mẹ nhí. Một mình chăm sóc hai em. cơm nước, luộc khoai, dỗ em ngủ, việc gì trong nhà cũng một tay nó làm cả.Thấy mẹ mấy hôm nay tất tả ngược xuôi lo tiền cho cha.

 

Nó đon đả nhanh mồm nhanh miệng “U đã về ạ! Ông Lí cởi trói cho thầy con chưa hả u?Cái nón của u sao rách thế này? Tay u sao lại buộc rẻ thế kia? Nó thật sự lo lắng cho mẹ, và là đứa trẻ có tài quan sát, khi nhìn một cái đã thấy những thay đổi trên cơ thể mẹ mình.

Rồi nó như một người giúp việc tận tụy kể cho mẹ nghe những diễn biến xảy ra ở nhà hôm nay. Những câu nói như bà cụ non của nó khiến chị Dậu buốt nhói trong tim mình.

Nó cầm củ khoai luộc đưa cho mẹ “Con phần u đây u ăn đi cho nóng.” Chị Dậu nhìn con rơm rớm nước mắt “con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi”. Con bé nghe lạ nên nó hốt hoảng hỏi mẹ “Sao u lại nói thế, vậy từ bữa sau con ăn ở đâu ạ?”. Chị Dậu quệt nước mắt bảo con “Từ bữa sau con sang nhà cụ Nghị Quế làm giúp việc cho người ta’. Nghe tin mình sắp bị bán cái Tí đứng bật dậy như sét đánh bên tai. Nó bỏ củ khoai xuống không ăn và òa khóc nức nở “U bán con thật đấy ư? Con van u, con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi, tội nghiệp… U cho con ở nhà chơi với em. Con sẽ không ăn nhiều đâu…”.

Những tiếng cầu xin chân thành, tha thiết của Tí như những nhát dao đâm vào trái tim người đọc thể hiện sự đau khổ cùng cực của Tí khi nghe tin mình sắp bị bán đi, phải ở với những người dưng khác máu tanh lòng, phải làm nô lệ, o sin cho người ta.

 

Khi chị Dậu dẫn con đi sang nhà Nghị Quế nó than khóc, những tiếng kêu ai oán, ” u nhất định bán con đấy ư? u không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi… Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?”

Nhưng khi nghe chị Dậu kể về tình hình của anh Dậu đang bị trói đánh ngoài đình, bệnh ốm đau nếu không có tiền nộp thuế thì sẽ chết. Nó không không khóc nữa, không cầu xin nữa. Nó hiểu nỗi lòng của cha mẹ, hiểu hoàn cảnh gia đình mình. Nên nó lững thững theo mẹ. Lau những giọt nước mắt trên mặt nó chạy đến chào từ biệt hai đứa em, thơm vào má từng đưa, rồi đi theo mẹ.

Cử chỉ của Tí thể hiện con bé vô cùng tình cảm, là người con có hiếu thương yêu cha mẹ, yêu các em. Nó dường như hội tụ những đức tính vô cùng tốt đẹp của một đứa trẻ hiếu lễ, thông minh, hiểu chuyện. Nhưng hoàn cảnh thật trớ trêu khi đẩy nó tới con đường cùng.

Đoạn trích thể hiện tấm lòng thương cha mẹ, sẵn sàng hy sinh mình của cái Tí để có thể cứu được anh Dậu. Thể hiện tấm lòng cao quý của một cô bé dù nhỏ tuổi nhưng có suy nghĩ vô cùng sâu sắc.

Thông qua đoạn trích tác giả muốn tố cáo tội ác của xã hội cũ đã chà đạp lên quyền sống của con người, đẩy bao số phận phải bị chia lìa, ly tán.