Tìm Kiếm

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng giang của Huy Cận

Hướng dẫn

Đề bài: Phân tích hai khổ thơ cuối bài Trang giang của Huy Cận

Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim. Thơ diễn tả rất thành công mọi cung bậc cảm xúc của con người, niềm vui, nỗi buồn, sự cô đơn tuyệt vọng… Có những tâm trạng của con người chỉ có thể diễn tả bằng thơ. Vì vậy thơ không chỉ nói hộ lòng mình, mà thơ còn thể hiện được nỗi buồn thiên cổ của cả một thế hệ mang trong mình cái tôi cô đơn, bế tắc trước cảnh nước mất nhà tan. “Tràng Giang” là một bài thơ như thế. Đặc biệt điều đó được thể hiện rõ nhất qua hai khổ thơ cuối của tác phẩm.

“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cậu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiếu sa

Lòng quê rờn rợn vờn con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Quả không sai khi nói rằng, với người làm thơ bài thơ là một phương diện biểu đạt tình cảm, tư tưởng chỉ có cảm xúc chân thành mãnh liệt với là cơ sở cho sự ra đời một tác phẩm nghệ thuật chân chính, cảm xúc càng mãnh liệt thăng hoa thì thơ càng nhiều khả năng chinh phục ám ảnh trái tim người đọc. Mang trong mình sứ mệnh cao cả của một nhà thơ khi sáng tạo nghệ thuật. Huy Cận đã không ngừng tìm tòi sáng tạo để tìm ra lối đi cho riêng mình và ông đã khẳng định được vị trí của mình trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Tiêu biểu cho phong cách của Huy Cận có thể kể đến “Tràng Giang” theo lời kể của Huy Cận bài thơ được gợi cảm xúc từ một buổi chiều mùa thu năm 1939 khi tác giả đứng ở bờ Nam Bến chèm, trước cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, nhiều cảm xúc thời đại dội về khi thi sĩ thấy cái tôi của mình quá nhỏ bé so với vũ trụ bao la, nên ông đã gửi gắm cả vào bài thơ này.

 

“Tràng giang” là một từ Hán Việt gợi tả liên tưởng tới không gian cổ kính, trang trọng “tràng” là một âm độc khác của từ trường trong tiếng Hán, hay âm “ang” đi liền với nhau đã gợi cảm giác về một con sông không chỉ dài vô cùng mà còn rộng mênh mông và ta cảm thấy con sông ấy không chỉ là dòng sông hồng đỏ nặng phù sa, mà đó còn là con sông của ngàn xưa trong tâm tưởng.

Câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, đã thâu tóm và gợi mở cảm xúc chủ đạo của bài thơ trước cảnh trời rộng, sông dài. Lòng người đã giấy lên tâm trạng bâng khuâng và nhớ, từ láy “Bâng Khuâng” đã diễn tả được tâm trạng của chủ thể trữ tình buồn bã, u sầu, cô đơn, lạc lõng và con sông dài miên man tít tắp ấy cứ vỗ đều đặn khắp các khổ thơ, cứ cuộn sóng lên mãi trong lòng nhà thơ làm rung động biết bao trái tim bạn đọc nhiều thế hệ.

Nếu ở hai câu thơ đầu nhà thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên cùng nỗi sầu trăm ngả, gợi tả sự giận dữ vô cùng, vô tận của đất trời cùng cái tôi nhỏ bé, cô đơn của con người, thì đến khổ thơ thứ ba, tứ thơ trời rộng, sông dài đã được đẩy lên một bậc cao hơn.

“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng”.

Câu hát bèo dạt mây trôi trong dân ca quan họ đã từng gợi lên trong lòng ta bao cảm xúc mơ hồ, thì trong bài thơ này Huy Cận cũng mượn hình ảnh của cánh bèo trôi trên sông để gợi lên sự hợp tan, chia lìa của một kiếp người chuân chuyên, sông cứ chảy bèo cứ trôi và đôi bờ cứ hun hút như không bao giờ có sự gặp gỡ và con người càng khát khao càng thấm thía.

“Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”.

Cảm giác cô đơn khiến nhà thơ muốn tìm sự kết nối gắn bó. Nhưng càng tìm càng chẳng thấy, hai câu thơ với hai lần phủ định “không đò”, “không cầu” dường như càng tô đậm hơn cái mênh mông của sông nước và nhấn mạnh thực trạng không có sự giao lưu gặp gỡ giữa người với người. Hai bên bờ sông lạnh, từ hoang dại như một bờ tiền sử hồn nhiên, như một nỗi niềm cổ tích tuyệt nhiên không hề có dấu hiệu của sự sống mà hiện diện ở đó chỉ có con người. Cái Tôi cô đơn của tác giả đang đối diện với cái vô cùng, vô tận, vô chung, vô thủy của không gian, thời gian nhìn đâu cũng chỉ thấy “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”, để từ đó Huy Cận đối diện với lòng, bày tỏ những niềm tâm sự sâu kín về tình yêu với quê hương đất nước.

 

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiếu sa

Lòng quê rờn rợn với con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Cảnh sắc thiên nhiên ở khổ thơ này đẹp đẽ và kỳ vĩ đến lạ lùng, ở phía chân trời xa những đám mây trắng cứ đùn lên lớp lớp được ánh chiều phản chiếu lấp lánh như những hòn núi bạc khổng lồ. Cảnh tượng hùng vĩ ấy gợi ta liên tưởng tới bài “thu hứng” của Đỗ Phủ.

“Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm

Mặt đất mây đùn cửa ai xa”.

Trên cảnh trời mây sông nước bao la bỗng nhiên xuất hiện một cánh chim bé bỏng lạc đàn. Cánh chim càng nhỏ bé cô đơn bóng chiều càng xa xuống, rớt xuống cảnh chiều càng buồn hơn. Phải chăng cánh chim bé nhỏ ấy chính là hình ảnh của nhà thơ khi “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước”, trước cảnh nước mất, nhà tan. Chỉ biết rằng trong khổ thơ thi sĩ như kẻ lữ thứ lạc vào một hoang đảo trơ chọi, cô đơn đến tuyệt đối. Hai chữ “rờn rợn” là từ láy thể hiện sự sáng tạo của tác giả diễn tả tâm trạng nôn nao, day dứt của lòng người đang gợi lên như những cột sóng trong tâm hồn, đó là nỗi nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương. Đến đây nỗi nhớ ấy đã được nhà thơ giãi bày.

 

“Lòng quê rờn rợn vờn con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Hơn 1000 năm trước, khi đứng trước nước non, mây trời nhà thơ thời hiệu ở Trung Quốc đã từng chạnh lòng.

“Nhật mộ hương quan hà xử nhị

Yến ba giang phượng sử nhân sầu.

(quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho vừa lòng ai).

Người xưa nhìn thấy khói sóng trên sông mà nhớ tới quê hương, lấy khói sóng làm duyên cơ cho nỗi nhớ nhà. Còn Huy Cận nỗi nhớ nhà luôn thường trực trong tâm, nên ông không cần phải lấy bất cứ khói nào để làm duyên cơ, ông nhớ nhà như để chạy trốn cái cô đơn mà đó ông gọi là lòng quê.

Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách cổ điển và hiện đại, kết hợp với thể thơ 7 chữ, cách ngắt nhịp gieo vần đăng đối tả cảnh ngụ tình “Tràng Giang” nói chung và hai khổ thơ cuối nói riêng thực sự là bức tranh thiên nhiên độc đáo, cùng với những tâm trạng, nỗi lòng rất khó để thổ lộ của nhà thơ.

Bài thơ đã kết thúc nhưng mỗi lần đọc lại tác phẩm trong lòng ta như vẫn hiện lên hình ảnh của dòng sông Hồng mênh mang, mang nặng nỗi buồn sâu thẳm và có lẽ đó chính là lý do tại sao dù ra đời đã lâu nhưng “tràng Giang” vẫn không hề bị bụi thời gian phủ mờ và giá trị của nó vẫn còn sáng mãi đến ngày hôm nay./.

Theo Sachvanmau.com