Tìm Kiếm

Phân tích bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu

Phân tích bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu

Bài làm

Phan Bội Châu là một chiến sĩ cách mạng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Năm 1713, khi đang tham gia hoạt động cách mạng thì cụ bị bắt giam tại Trung Quốc. Những tháng ngày sống cảnh tù ngục, cụ đã sáng tác bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông” thể hiện khí phách và tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày đầy khó khăn, nguy hiểm.

“Vẫn là hào kiệt  vẫn phong lưu.”

Hào kiệt là người có tài cao, chí lớn khác thường. Phong lưu có nghĩa là dáng vẻ trang nhã, biểu lộ một phong thái ung dung, tự tại. Có vẻ như cảnh tù ngục không thể nào làm thay đổi được những nét đẹp của người chiến sĩ kiên trung. Và nhà ngục đối với ông đó cũng chỉ là một chốn dừng chân sau một thời gian bôn ba:

“Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

Hai câu thơ tiếp theo lại nhắc đến cảnh ngộ của ông – một người dân của đất nước bị xâm lược, nay phải đi tha hương nới xứ người:

Đã khách không nhà trong bốn biển

Lại người có tội giữa năm châu.”

Không chỉ sống trong cảnh nước mất nhà tan, mà bản thân ông còn là một kẻ tù tội. Mà cái tội của ông ở đấy chính là việc đi khắp năm châu bốn bể để xả thân vì độc lập, tự do cho dân tộc. Bởi vậy, ông căm thù bọn cướp nước, khát khao được làm nên sự nghiệp lớn cho đất nước:

 

“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,

Mở miệng cười tan cuộc oán thù”

Dẫu cuộc sống tù ngục khó khăn nhưng ông vẫn một lòng quyết tâm đi theo lý tưởng của cuộc đời. Động từ “ôm chặt”, “cười tan” hiện lên hình ảnh một người anh hùng với tâm thế vững vàng đầy lạc quan kể cả khi đang bị tù đày. Bởi vậy, ông càng tin tưởng vào tương lai, sẽ có ngày đất nước được độc lập, tự do:

Hai câu trong phần kết khẳng định một niềm tin mạnh mẽ, biểu lộ một khí phách hiên ngang. Tin mình vẫn tồn tại, hãy còn; sự nghiệp cứu nước, cứu dân là chính nghĩa đang mở rộng ở phía trước. Chứ còn điệp lại hai lần, giọng thơ thêm hùng hồn, niềm tin tưởng lạc quan thêm chói sáng:

Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!.

Cảnh tù ngục thật khó có thể đoán trước được ngày mai sẽ ra sao. Nhưng với Phan Bội Châu, những nguy hiểm đó dù có bao nhiêu đi chăng nữa thì bản thân ông vẫn bất khuất, kiên cường để tồn tại và tiếp tục làm nốt sự nghiệp còn dang dở.

Với giọng thơ hùng hồn, mạnh mẽ, bài thơ đã thể hiện được những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu: kiên cường, bất khuất, lạc quan và một lòng hướng về tình yêu quê hương tổ quốc.