Tìm Kiếm

Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu

Đề bài: Phân tích bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu

Bài làm

Bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu thể hiện tinh thần hiên ngang anh dũng của những người yêu nước khi bị bắt bớ tù đày dã man. Hình ảnh người lính bị bắt tù hiện ngang, chí khí giữa nhà giam tăm tối, được giả khắc họa lên sinh động, rất đáng tự hào, ngưỡng mộ

Hình ảnh người chiến sĩ hiên ngang, khí phách “đầu đội trời chân đạp đất” khí phách, ngang tàng không hề run sợ trước những đòn roi, xiềng xích bất công.

“Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”

Người con trai khi sinh ra trên đời đều có những ý chí, của mình việc gánh vác trọng trách của non sông đất nước là một phần của người làm trai. Tác giả Phan Bội Châu xem việc ở tù là việc nghỉ ngơi khi người ta đã lăn lộn với cuộc sống bên ngoài quá nhiều, thì việc ở tù là một sự xả hơi, thư giãn.

Điều này cho thấy tâm thế ung dung, hiên ngang của người chiến sĩ yêu nước khi bị giặc bắt giam không thể run sợ, lo lắng mà coi nó như sự nghỉ chân mà thôi.

Đã khách không nhà trong bốn biển

Lại người có tội giữa năm châu”

Thân thể đang ở trong lao tù nhưng tinh thần của người chiến sĩ vẫn luôn hướng về quê hương, nơi dân tộc ta đang chịu cảnh lầm than, nô lệ. Ông nhìn những cuộc đời xung quanh mình rồi ngẫm lại số phận mình cảm thấy mình là kẻ mang tội không giải phóng được quê hương khỏi cảnh lầm than,

 

“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù”

Trong hai câu này tác giả muốn nói lên ý tưởng sống lẽ sống của ông đã lựa chọn sẽ không bao giờ cảm thấy lung lay niềm quyết tâm ấy.

“Thân này hãy còn, còn sự nghiệp

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”

Hai câu thơ cuối tác giả muốn khẳng định lời thề sắc son, của một người yêu nước đang chịu cảnh tăm tối, giam cầm, nhưng không vì thế mà nguôi ngoai tinh thần yêu nước, và lòng căm thù của mình với những kẻ xâm lược đất nước ta.

Câu thơ thể hiện sự kiên cường của tác giả trong con đường mình đã chọn, chỉ cần cơ thể còn một hơi thở thì sự nghiệp giải phóng quê hương đất nước khỏi lầm than sẽ không bao giờ bị ngủ quên.

Bài thơ ca ngợi sự bất khuất kiên cường của người chiến sĩ yêu nước, dù trong hoàn cảnh khó khăn vẫn luôn chung thủy sắc son với sự nghiệp giải phóng dân tộc.