Những nội dungNgữ văn 11 có liên quan đến kì thi THPT quốc gia
Hướng dẫn
Mục Lục
- 1 Những nội dung Ngữ văn 11 có liên quan đến kì thi THPT quốc gia
- 1.1 1.Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân:
- 1.2 2. Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận:
- 1.3 3. Thao tác lập luận phân tích:
- 1.4 4. Thực hành về thành ngữ, điển cố:
- 1.5 5. Thực hành nghĩa của từ trong sử dụng:
- 1.6 6. Thao tác lập luận so sánh:
- 1.7 7. Hai đứa trẻ (Thạch Lam):
- 1.8 8. Ngữ cảnh
- 1.9 9. Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân):
- 1.10 10. Phong cách ngôn ngữ báo chí:
- 1.11 11. Chí Phèo (Nam Cao):
- 1.12 12. Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu:
- 1.13 1. Nghĩa của câu:
- 1.14 2. Vội vàng:
- 1.15 3. Tràng Giang:
- 1.16 4. Thao tác lập luận bác bỏ:
- 1.17 5. Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử):
- 1.18 6. Chiều tối (Hồ Chí Minh):
- 1.19 7. Từ ấy (Tố Hữu):
- 1.20 8.Đặc điểm của loại hình tiếng Việt:
- 1.21 9. Thao tác lập luận bình luận.
- 1.22 10. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
Những nội dung Ngữ văn 11 có liên quan đến kì thi THPT quốc gia
Lên lớp 11 cần học những gì? Bài viết dưới đây Thống kê những bài quan trọng, những nội dung môn Ngữ văn lớp 11 có liên quan trực tiếp đến kì thi THPT Quốc gia. Hướng dẫn ôn tập môn văn lớp 11
Kì thi THPT Quốc gia chủ yếu vào chương trình lớp 12. Tuy nhiên có một số kiến thức của lớp 11, các em không thể bỏ qua.Admin định hướng cho các em ôn tập phần Ngữ văn 11 như sau:Đề thi THPT Quốc gia 2 năm gần đây có 2 phần:
+ Đọc hiểu
+ Tạo lập văn bản: có 1 câu nghị luận văn học và 1 câu nghị luận xã hội.
Trong chương trình lớp 11, các em cần ưu tiên học những bài quan trọng, cụ thể:
(Các em bấm vào link để xem chi tiết)
1.Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân:
Bài này có liên quan đến phần đọc hiểu văn bản.
2. Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận:
Bài này rèn kĩ năng Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận, phần tạo lập văn bản.
3. Thao tác lập luận phân tích:
Có liên quan đến câu hỏi xác định thao tác lập luận trong đề đọc hiểu. Bài này còn rèn kĩ năng lập luận trong bài văn nghị luận.
4. Thực hành về thành ngữ, điển cố:
Có liên quan đến câu hỏi đọc hiểu, phân tích – cảm nhận tác phẩm ( đặc biệt là thành ngữ )
5. Thực hành nghĩa của từ trong sử dụng:
Bài này rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. Câu hỏi đọc hiểu có thể yêu cầu học sinh giải thích nghĩa của từ trong ngữ cảnh, hoặc lựa chọn từ ngữ phù hợp để điền vào dấu (…) trong để bài.
6. Thao tác lập luận so sánh:
Có liên quan đến câu hỏi xác định thao tác lập luận trong đề đọc hiểu. Bài này còn rèn kĩ năng lập luận trong bài văn nghị luận.
7. Hai đứa trẻ (Thạch Lam):
Có trong chương trình thi THPT quốc gia. Nội dung cần nắm vững: Tâm trạng nhân vật Liên, Phân tích cảnh đợi tàu,Bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống nơi phố huyện nghèo, Nghệ thuật miêu tả của nhà văn Thạch Lam.
8. Ngữ cảnh
9. Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân):
Có trong chương trình thi THPT quốc gia: Nhân vật Huấn Cao, Cảnh cho chữ, Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
10. Phong cách ngôn ngữ báo chí:
Có liên quan đến câu hỏi: Xác định phong cách ngôn ngữ ” trong đề đọc hiểu.
11. Chí Phèo (Nam Cao):
Có trong chương trình thi THPT quốc gia: Nhân vật Chí Phèo: Diễn biến tâm trạng và hành động, tiếng chửi đầu truyện, Hình ảnh bát cháo hành, cái lò gạch cũ, Đắc sắc nghệ thuật
12. Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu:
Có liên quan đến câu hỏi trong đề đọc hiểu.
HỌC KỲ 2
1. Nghĩa của câu:
Có liên quan đến câu hỏi trong đề đọc hiểu: Cần nắm được hai thành phần nghĩa của câu: Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu
2.Vội vàng:
Có trong chương trình thi THPT quốc gia: Cần nắm được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mìn và quan niệm về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu, Những sáng tạo về nghệ thuật.
3. Tràng Giang:
Có trong chương trình thi THPT quốc gia: Phân tích được bài thơ
4. Thao tác lập luận bác bỏ:
Có liên quan đến câu hỏi xác định thao tác lập luận trong đề đọc hiểu. Bài này còn rèn kĩ năng lập luận trong bài văn nghị luận.
5.Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử):
Có trong chương trình thi THPT quốc gia,: Bức tranh thiên nhiên Xứ Huế và tâm trạng của thi nhân, Bút pháp nghệ thuật độc đáo của Hàn Mặc Tử
6. Chiều tối (Hồ Chí Minh):
Bài này khả năng thi thấp.
7. Từ ấy (Tố Hữu):
Bài này khả năng thi thấp. Nếu thi vào tác giả Tố Hữu thì bài Việt Bắc xác suất thi nhiều hơn bài Từ ấy.
8.Đặc điểm của loại hình tiếng Việt:
Có liên quan đến câu hỏi trong đề đọc hiểu. Cần nắm được 3 đặc điểm của tiếng Việt về mặt loại hình
9. Thao tác lập luận bình luận.
Có liên quan đến câu hỏi xác định thao tác lập luận trong đề đọc hiểu. Bài này còn rèn kĩ năng lập luận trong bài văn nghị luận.
10. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
Có liên quan đến câu hỏi:” Xác định phong cách ngôn ngữ ” trong đề đọc hiểu.
Trên đây là những bài trọng tâm lớp 11, có liên quan đến kì thi THPT Quốc gia. Những bài khác các em vẫn học để kiểm tra ở lớp.
Những nội dung Ngữ văn 10 có liên quan đến kì thi THPT Quốc Gia
Tuyển tập đề thi ngữ văn khối 11
Theo Sachvanmau.com