Giáo án theo định hướng phát triển năng lực: Vào phủ chúa Trịnh- Lê Hữu Trác
Hướng dẫn
Giáo án theo định hướng phát triển năng lực: Vào phủ chúa Trịnh- Lê Hữu Trác
Soạn bài Vào Phủ chúa Trịnh Ngữ văn 11
Mục Lục
- 1 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
- 1.1 Mục tiêu cần đạt:
- 1.2 Phương pháp và phương tiện dạy học
- 1.3 Nội dung và tiến trình lên lớp:
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
Bài dạy:
(Trích Thượng kinh kí sự)
Ngày soạn: 26/8/2016
Tuần: 1
Tiết PPCT: 1
-Lê Hữu Trác-
Mục tiêu cần đạt:
- Về kiến thức:
– Bức tranh chân chân thực, sống động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ tâm trạng của nhân vật “tôi” khi bước vào phủ chúa chữa bện cho Trịnh Cán.
– Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y; nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
– Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; lựa chọn chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
- Về kĩ năng:
– Đọc hiểu thể kí sự trung đại theo đặc trưng thể loại.
– Rèn luyện kĩ năng tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm
- Về thái độ:
– Thái độ phê phán nghiêm túc lối sống xa hoa nơi phủ chúa.
– Trân trọng lương y, có tâm có đức.
- Về định hướng phát triển năng lực:
– Năng lực sáng tạo: HS trình bày suy nghĩ và cảm xúc của bản thân trước vẻ đẹp nhân cách LHT.
– Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.
– Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS nhận ra được những giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm.
Phương pháp và phương tiện dạy học
- Phương pháp dạy học
– Phương pháp đọc hiểu, phân tích, thuyết trình kết hợp trao đổi thảo luận.
- Phương tiện dạy học
– Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
Nội dung và tiến trình lên lớp:
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ.
- Tổ chức dạy và học bài mới:
3.1. Hoạt động khởi động: Lê Hữu Trác không chỉ nổi danh là một “lương y như từ mẫu” mà còn là một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Với tập kí sự đặc sắc “ Thượng kinh kí sự” – đây là tác phẩm có giá trị hiện sâu sắc đồng thời thể hiện nhân cách thanh cao của tác giả. Để hiểu điều này ta tiềm hiểu đoạn trích “ Vào phủ chúa Trịnh”.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của học sinh | Hướng dẫn của giáo viên | Nội dung cần đạt |
– Vài nét về tác giả: Cuộc đời và sự nghiệp – Em hiểu biết về về tác phẩm “TKKS” và đoạn trích? + Xuất xứ tác phẩm + Nội dung đoạn trích. – Tác giả đã thấy gì về quang cảnh bên ngoàicung? Chi tiết nào miêu tả điều đó? – Tác giả có những suy nghĩ ntn khi lần đầu tiên thấy được những quang cảnh ấy? – Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? Chi tiết nào gợi lên điều đó? – Thái độ của tác giả ntn khi bước vào cung? – Thái độ của tác giả khi tiếp xúc với các lương y khác? – Qua đó ta thấy chúaTrịnh đã thể hiện cuộc sống vương giả ntn? – Qua lời kể và tả, ta thấy tác giả đã rơi vào thế bị động ntn? – Cách chuẩn bệnh của Lê Hữu Trác cùng những biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này? – Qua đoạn trích,Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật viết kí sự của tác giả?Hãy phân tích những nét đặc sắc đó – Qua bài học, em hãy rút ra ý nghĩa của đoạn trích? | – GV yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn sgk – Cho HS xem chân dung tác giả – GV hướng dẫn HS trình bày về tiểu sử, sự nghiệp – GV hướng dẫn HS tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh ra đời tác phẩm – GV khái quát, ệ thống kiến thức về nội dung đoạn trích – GV hướng dẫn HS đọc đoạn trích – GV hướng dẫn HS khái quát hành trình vào phủ của tg – GV hướng dẫn HS nhận xét quang cảnh phủ chúa. – GV gợi ý cho Hs tìm các chi tiết miêu tả cung cách sinh hoạt phủ chúa – GV hướng dẫn HS nêu nhận xét – GV gợi ý HS tìm hiểu chi tiết bắt bệnh cho thế tử – Yêu cầu HS nêu ý kiến cá nhân – Hướng dẫn HS tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu – GV hướng dẫn HS củng cố bài và đọc phần ghi nhớ. | I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả – Lê Hữu Trác(1724- 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông. – Người làng Liêu Xá, huyện đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương. – Là một lương y tâm huyết với nghề, đồng thời là một nhà văn, nhà thơ. 2. Tác phẩm “Thượng Kinh Kí Sự” – Là tập kí sự bằng chữ Hán, hoàn thành 1783 – Nội dung: Khắc họa quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa ở phủ chúa Trình và quyền uy, thế lực của nhà chúa. Đồng thời thấy được thái độ coi thường danh lợi của tác giả. 3. Đoạn trích Thuật lại việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa trịnh – Quang cảnh phủ chúa: + Rất nhiều cửa, quanh co mấy lần cửa, theo đường bên trái dành cho người ngoài cung. + Tác giả thấy đâu đâu cũng cây cối “um tùm”, tiếng chim ríu rít, hoa đua thắm, mùi hương thoang thoảng, hành lang nối nhau liên tiếp. + Rất nhiều người: người giữ cửa, vệ sĩ, thị vệ, quân sĩ.. + Rất giàu sang, xa hoa: mâm vàng chén bạc,.. → Quang cảnh phủ chúa Trịnh cực kì xa hoa tráng lệ . – Cung cách sinh hoạt: + Đến phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ mới được vào + Phủ chúa có cả guồng máy phục vụ đông đúc, tấp nập: Người truyền cửa, người vệ sĩ, các danh y,.. + Khám bệnh cho thế tử phải thực hiện hàng loạt các lễ nghi, phép tắc. -> Phủ chúa là nơi quyền uy tối thượng: Kính cẩn, lễ phép, phép tắc, =>Không chỉ đẹp lộng lẫy, thâm nghiêm mà còn là chốn uy quyền tối thượng. 2. Nhân cách Lê Hữu Trác – Thái độ và tâm trạng của tác giả + Dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất. + Không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời – Chữa bệnh: Có sự xung đột giữa hai suy nghĩ: Làm tròn trách nhiệm và lương tâm phẩm chất của người thầy thuốc. => Đó là một người thầy thuốc uyên thâm, có lương tâm và đức độ. là người có nhân cách cao đẹp, khinh thường danh lợi, quyền quý 3. Bút pháp kí sự đặc sắc của tác phẩm – Qua sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động – Lối kể hấp dẫn, chân thực,hài hước. – Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng Chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện kín đáo thái độ người viết. III. Tổng kết Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo, tác giả đã vẽ lại bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường danh lợi. |
3.3. Hoạt động thực hành ứng dụng
Bài tập: Giá trị hiện thực đoạn trích “ Vào phủ chứa Trịnh”
3.4. Hoạt động bổ sung
– So sánh đoạn trích “ Vào phủ chúa Trịnh” với đoạn trích “ Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh” và nêu nét đắc sắc của đoạn trích.
– Sưu tầm hình ảnh hoặc đoạn phim khắc họa hình ảnh cuộc sống chúa Trịnh
Hướng dẫn soạn bài tiếp theo
Soạn bài mới: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
- Trọn bộ giáo án Ngữ văn khối 10
- Giáo án Ngữ văn khối 11
- Giáo án Ngữ văn khối 12
Theo Sachvanmau.com