Đề kiểm tra Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực, chủ đề thơ trung đại Việt Nam
Hướng dẫn
Đề kiểm tra Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực, chủ đề thơ trung đại Việt Nam
Mục Lục
- 1 CHỦ ĐỀ THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
- 1.1 XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
- 1.2 Từ đó có thể hình thành các năng lực sau:
CHỦ ĐỀ THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
(Ngữ văn: 11)
XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
- Hiểu được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của những bài thơ trong chủ đề.
- Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thơ trung đại Việt Nam.
- Bước đầu nhận diện được một số phong cách thơ trung đại ở một số phương diện như: đề tài, cảm hứng, thể loại và ngôn ngữ.
- Biết cách đọc hiểu một văn bản thơ trung đại.
- Vận dụng được những hiểu biết về thơ trung đại Việt Nam vào đọc hiểu những văn bản tương tự ngoài chương trình SGK.
Từ đó có thể hình thành các năng lực sau:
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản.
+ Năng lực đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam theo đặc điểm thể loại.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
II.BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ “THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM” THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Vận dụng thấp | Vận dụng cao | ||
– Nêu thông tin về tác giả (cuộc đời, con người, phong cách nghệ thuật), tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời). | – Vận dụng hiểu biết về tác giả (cuộc đời, con người), hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để lí giải nội dung và nghệ thuật của bài thơ. | – Vận dụng đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà thơ vào hoạt động tiếp nhận và đọc hiểu văn bản. | |
– Nhận ra đề tài cảm hứng và thể thơ. | – Hiểu được cội nguồn nảy sinh cảm hứng. Hiểu được đặc điểm cơ bản của thể thơ | – Vận dụng hiểu biết về đề tài, cảm hứng thể thơ vào phân tích, lí giải giá trị nội dung và nghệ thuật. | – Từ đề tài, cảm hứng, thể thơ…tự xác định được con đường phân tích một văn bản mới cùng thể tài (thể loại, đề tài). |
– Nhận diện chủ thể trữ tình, đối tượng trữ tình, thế giới hình tượng( thiên nhiên, cảnh vật, không gian, thời gian…) trong bài thơ. | – Hiểu được tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ. – Phân tích được ý nghĩa của thế giới hình tượng đối với việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình – Giải thích được tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. | – Biết đánh giá tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình. – Khái quát hoá về đời sống tâm hồn nhân cách của nhà thơ. – So sánh cái “tôi” trữ tình của các nhà thơ, trong các bài thơ. – Giải thích được tâm trạng, cảm xúc của tác giả. | – Biết bình luận, đánh giá đúng đắn những ý kiến nhận định về các tác phẩm thơ đã được học. – Liên hệ với những giá trị sống hiện tại của bản thân và những người xung quanh. – Biết cách tự nhận diện, phân tích và đánh giá thế giới hình tượng và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong những bài thơ khác, tương tự, cùng thể tài. |
– Phát hiện các chi tiết, biện pháp nghệ thuật đặc sắc (từ ngữ, biện pháp tu từ, câu thơ, hình ảnh, nhịp điệu, bút pháp…) | – Lí giải ý nghĩa, tác dụng của biện pháp nghệ thuật. | – Đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩm | – Khái quát giá trị đóng góp của tác phẩm đối với thể loại, nghệ thuật thơ, xu hướng hiện đại hóa văn học nói chung và thơ ca nói riêng. – Tự phát hiện và đánh giá giá trị nghệ thuật của các tác phẩm tương tự không có trong chương trình. |
– Đọc diễn cảm toàn bộ tác phẩm (thể hiện được tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trong tác phẩm). | – Đọc sáng tạo (không chỉ thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả mà còn bộc lộ những cảm nhận, cảm xúc, trải nghiệm riêng của bản thân). – Đọc nghệ thuật (đọc có biểu diễn). – Viết bài bình thơ, giới thiệu thơ. – Sưu tầm những bài văn hay, tương tự của tác giả và của giai đoạn văn học này. – Sáng tác thơ. – Viết bài tập nghiên cứu khoa học. – Tham gia các câu lạc bộ thơ, ngày hội thơ. |
III.CÂU HỎI-BÀI TẬP MINH HOẠ
Bài thơ “Tự tình” (II) (Hồ Xuân Hương)
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Thấp | Cao | ||
– Nêu những nét chính về cuộc đời của nhà thơ Hồ Xuân Hương? – Nêu những hiểu biết của em về phong cách thơ Hồ Xuân Hương? – Kể tên những tập thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương? – Bài thơ Tràng Giang được tác giả “Tự tình” (II) sáng tác trong hoàn cảnh nào? – Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Hãy chỉ ra những biểu hiện của thể thơ đó? – Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ? – Chỉ ra các thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử sụng trong bài thơ? | -Thời gian và không gian nghệ thuật trong bài thơ có tác dụng nghệ thuật gì? -Giá trị biểu cảm của các từ ngữ:văng vẳng, dồn,trơ,cái hồng nhan, say lại tỉnh? -Mối tương quan giữa hình tượng “trăng bóng xế” mà vẫn “khuyết chưatròn” với thân phận nữ sĩ? -Hiệu quả nghệ thuật của phép đảo ngữ và các động từ mạnh trong hai câu thơ 5 và 6? -Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ như thế nào? -Hiệu quả nghệ thuật của từ xuân,từ lại;nghệ thuật tăng tiến: Mảnh tình-san sẻ-tí-con con trong việc diễn tả tâm sự của tác giả ở 2 câu kết? | – Căn cứ vào những hiểu biết về tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ “Tựtình”,giải thích ý nghĩa nhan đề “Tự tình”? -Phân tích hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bốn câu thơ đầu? –Phân tích “tinh thần nổiloạn” của Hồ Xuân Hương qua bốn câu thơ cuối bài thơ? -Phân tích tài năng sử dụng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương trong bài thơ “Tự tình? -Đọc diễn cảm bài thơ “Tự tình”? | -Viết bài văn ngắn giới thiệu về phong cách thơ “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương? -Bằng hiểu biết của bản thân về cuộc đời và thơ Hồ Xuân Hương,hãy viết đoạn văn ngắn về chủ đề:“Nỗi buồn thân phận” -Có ý kiến cho rằng Hồ Xuân Hương là “đứa con ngỗ ngược của chế độ phongkiến”.Hãy bình luận và kiến giải? -Bài thơ (“Tự tình” )nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống,khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.(Ngữ văn 11,tập 1,tr.19)Hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định trên. -Đọc nghệ thuật.(ngâm thơ kết hợp biểu diễn) |
IV.ĐỀ KIỂM TRA CHO CHỦ ĐỀ “THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM”
Ma trận đề kiểm tra
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | |
Thấp | Cao | ||||
I. Đọc – hiểu | -Xác định chủ thể trữ tình trong bài thơ? -Xác định các biện pháp nghệ thuật đựơc sử dụng trong bốn câu cuối bài thơ? | -Phân tích hiệu quả của các thủ pháp nghệ thuật đó? | -Bằng hiểu biết của bản thân về cuộc đời và thơ Hồ Xuân Hương,hãy viết đoạn văn ngắn về chủ đề:“Nỗi buồn thân phận” | ||
Số câu Số điểm: Tỷ lệ | 2 2,0 20% | 1 1,0 10% | 1 1 10% | 4 4 40% | |
II.Làm văn | – Những nét chính về tác giả Hồ Xuân Hương,tác phẩm Tự tình. | – Phân tích được hoàn cảnh tâm trạng của nhân vật trữ tình trong 4 câu thơ đầu. -Phân tích được khát vọng sống, khát vọng nổi loạn của nhà thơ ở bốn câu cuối. -Những đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ về mặt:thể loại,thủ pháp nghệ thuật, ngôn ngữ…. | – Trình bày nhận xét,đánh giá, quan điểm của mình về ý kiến cần NL. – Liên hệ một số bài thơ khác của Hồ Xuân Hương và cùa nhà thơ khác có chung đề tài -Biết liên hệ với vấn đề mang tính thời đại | ||
Số điểm: Tỷ lệ | 1 10% | 4 40% | 1 10% | 6 60% | |
Tổng chung: Số câu Số điểm: Tỷ lệ | 2 3,0 30% | 1 1,0 10% | 1 5,0 50% | 1 1,0 10% | 5 10 100% |
V.ĐỀ KIỂM TRA
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I: Đọc – hiểu (4 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới:
“Tự tình”(II)
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
———————————————
Câu 1: Xác định chủ thể trữ tình trong bài thơ?
Câu 2: Chỉ ra các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong bốn câu thơ cuối?
Câu 3: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong bốn câu thơ cuối?
Câu 4: Bằng hiểu biết của bản thân về cuộc đời và thơ Hồ Xuân Hương,hãy viết đoạn văn ngắn về chủ đề:”Nỗi buồn thân phận”
II.Phần 2: Tự luận( 6 điểm)
Bài thơ (“Tự tình” II )nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống,khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.(Ngữ văn 11,tập 1,tr.19)
Hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định trên.
___________________________HẾT____________________________
VI.HƯỚNG DẪN CHẤM,BIỂU ĐIỂM.
1.Hướng dẫn chấm
Thí sinh có thể cảm nhận viết theo những cách khác nhau,nhưng cần thuyết phục, đảm bảo theo yêu cầu của thể loại và đề bài.
-Cần khuyến khích những bài viết có chiều sâu,sáng tạo.
2.Biểu điểm
Câu | Nội dung | Điểm |
I. Đọc hiểu | a. Yêu cầu về kĩ năng: – Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản. – Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: | |
1 | Chủ thể trữ tình trong bài thơ là người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công,éo le (Có thể là chính bản thân nhà thơ).Khi tuổi xuân đang trôi đi mà hạnh phúc lứa đôi vẫn chưa trọn vẹn. | 01 |
2 | Các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong bốn câu cuối -Đảo ngữ:Xiên ngang mặt đất /rêu từng đám Đâm toạc chân mây/đá mấy hòn -Biện pháp tăng tiến:Mảnh tình-san sẻ-tí-con con -Kết hợp với cách dùng động từ mạnh:xiên ngang,đâm toạc;Cách dùng từ lại,từ xuân | 01 |
3 | Hiệu quả nghệ thuật: -Đảo ngữ:Xiên ngang mặt đất /rêu từng đám Đâm toạc chân mây/đá mấy hòn Kết hợp với cách dùng động từ mạnh:xiên ngang,đâm toạc.Nhấn mạnh khát vọng nổi loạn,khát vọng sống và hạnh phúc lứa đôi của nhà thơ.Góp phần tô đậm cá tính của tác giả. -Biện pháp tăng tiến:Mảnh tình-san sẻ-tí-con con.Cách dùng từ lại,từ xuân diễn tả bi kịch của nhà thơ,khát vọng đáng trân trọng cuối cùng vẫn bị xã hội chà đạp,vùi dập. | 01 |
4 | Học sinh có nhiều cách viết khác nhau,nhưng cần làm rõ những ý sau: -Người phụ nữ trong xã hội xưa không có quyền làm chủ bản thân mình.Số phận của họ do kẻ khác định đoạt(“ba chìm bảy nổi với nước non”,”rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”). -Những khát vọng sống,khát vọng hạnh phúc đáng trân trọng nhưng đều bị xã hội chà đạp và vùi dập | 01 |
II Làm văn | a. Yêu cầu về kĩ năng: – Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học kết hợp với nghị luận xã hội. – Vận dụng tốt các thao tác lập luận. – Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. – Khuyến khích những bài viết sáng tạo. b. Yêu cầu về kiến thức: | |
– Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương, tác phẩm Tự Tình (II) –Khái quát về bi kịch duyên phận và khát vọng sống,khát vọng hạnh phúc của nhà thơ. | 0,5 | |
*Bốn câu thơ đầu:Hoàn cảnh và tâm trạng -Không gian:đêm khuya,lúc nửa đêm về sáng khi vạn vật chìm trong bóng tối. -Âm thanh:tiếng trống canh dồn đập,gợi cảm nhận sự trôi chảy của thời gian.Từ láy “văng vẳng” tô đậm sự im lặng,nhờ thủ pháp lấy động tả tĩnh. -Cảm nhận thân phận qua những từ ngữ như:”trơ” (sự bẽ bàng),cách gọi “cái hồng nhan” (tự trào mỉa mai,chua xót cho bản thân);Thủ pháp đối lập giữa Cái hồng nhan/với nước non nhấn mạnh sự cứng cỏi,tư thế kiêu hãnh của người phụ nữ cô đơn buồn tủi. -Tâm trạng cô đơn,chán chường,tìm đến rượu như một sự cứu cánh nhưng kết cục vẫn bế tắc.Vọng nguyệt muốn tìm tri âm,nhưng chỉ thêm bẽ bàng khi liên tưỏng đến thân phận”khuyết chưa tròn”. *Bốn câu cuối:Khát vọng sống,khát vọng hạnh phúc. -Hình ảnh bé nhỏ:”rêu từng đám”,’đá mấy hòn” gợi sự hèn mọn,nhỏ bé về thân phận. -Nỗi niềm căm phẫn,không cam chịu số phận.Qua nghệ thuật đảo ngữ và cách dùng động từ mạnh”xiên ngang” và “đâm toạc“nhấn mạnh khát vọng nổi loạn. -Tiềm tàng khát vọng sống và hạnh phúc lứa đôi.Từ “ngán” cho thấy sự bất mãn,chán chường.Nhận thức sự tuần hoàn của mùa xuân đất trời và sự hữu hạn của tuổi xuân con người. -Trở lại bi kịch bẽ bàng,thấm thía qua thủ pháp tăng tiến:Mảnh tình-sansẻ-tí-con con.Mảnh tình vốn đã bé nhỏ lại bị san sẻ chỉ còn lại tí con con đầy chua chát. | 02 02 | |
* – Liên hệ một số bài thơ khác của Hồ Xuân Hương và của nhà thơ khác có chung đề tài -Biết liên hệ,mở rộng những vấn đề mang tính thời đại | 01 | |
Qua bài thơ ta thấy được bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát hạnh phúc. | 0,5 |
………..Hết………….
- Trọn bộ giáo án Ngữ văn khối 10
- Giáo án Ngữ văn khối 11
- Giáo án Ngữ văn khối 12
Theo Sachvanmau.com