Tìm Kiếm

Đề đọc hiểu :Tổ Quốc nhìn từ biển – Nguyễn Việt Chiến

Đề đọc hiểu:Tổ Quốc nhìn từ biển – Nguyễn Việt Chiến

Hướng dẫn

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN

—Nguyễn Việt Chiến—

“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không”.

Câu 1:

a. Ý nghĩa của từ “bão giông”?

A, Chỉ những hiểm họa từ thiên nhiên.

B, Ám chỉ sự xâm phạm chủ quyền đất nước từ biển.

C, Cả giông bão thiên nhiên và hiểm họa đối với chủ quyền đất nước.

Đáp án: B

b. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2: Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ này? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết?

–> Khẳng định chủ quyền của đất nước, anh gợi nhắc về truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con lên rừng, xuống biển mà làm nên hình hài đất nước. Theo tác giả: “Chúng ta là con dân của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, đã xuống biển để khai phá, dựng xây non nước này. Và, biển – đảo ấy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương, công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm nay.” Việc gợi lại truyền thuyết là sự gợi nhắc về cội nguồn dân tộc; nhắc nhở về sự toàn vẹn và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, hơn nữa nhằm khơi dậy trong mỗi chúng ta niềm tự hào dân tộc ý thức đấu tranh…

Câu 3: Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từphép điệp trong đoạn thơ?

  • Điệp từ: Nếu, Tổ Quốc, biển.
  • Điệp cấu trúc:

“Nếu Tổ Quốc đang bão giông từ biển

Nếu Tổ Quốc hôm nay nhìn từ biển”

+) Tác dụng: Làm cho nhịp thơ sôi trào, thể hiện nỗi trăn trở niềm đau đáu khi nhớ về Tổ Quốc.

Câu 4: Ý nghĩa của mỗi từ “sóng” trong hai câu thơ cuối?

+ Sóng (1): những hiểm họa đe dọa nền an ninh, chủ quyền, hòa bình của đất nước.

+ Sóng (2): lòng yêu nước, ý thức về chủ quyền của đất nước và tinh thần sẵn sàng bảo vệ Tổ Quốc.

Câu 5: Từ đoạn thơ trên, em thấy mình cần có trách nhiệm gì với biển đảo quê hương?

———–HẾT———

 

************Biên soạn: Nguyễn Thế Anh – Lớp 12C – THPT Hoa Lư A – Ninh Bình ***********

Xem thêm: