Tìm Kiếm

Cảm ghĩ về bài Sau phút chia ly trích Chinh Phụ Ngâm

Cảm ghĩ về bài Sau phút chia ly trích Chinh Phụ Ngâm

Hướng dẫn

Đề bài: Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về “Sau phút chia ly” trích Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm

Mở bài Cảm ghĩ về bài Sau phút chia ly trích Chinh Phụ Ngâm

Nhắc đến các nhà thơ nữ của Việt Nam không thể không nhắc đến một nhà thơ nữ nổi tiếng bà Đoàn Thị Điểm, một trong những tác phẩm nổi tiếng của bà là bài sau phút chia ly được trích từ tác phẩm chinh phụ ngâm khúc. Một khúc ngâm của người vợ có chồng ra trận, để cảm nhận được nỗi buồn trong giây phút chia ly.

Thân bài Cảm ghĩ về bài Sau phút chia ly trích Chinh Phụ Ngâm

Bài viết bài này đúng trong thời điểm chiến tranh loạn lạc kéo dài triền miên, và người chồng của bà phải đi tòng quân ra chiến trường, qua đoạn trích cảm nhận được nỗi sầu chia ly, ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa và niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ cùng với giá trị nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn

Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.

Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại

Bến Tiêu Dương thiếp hãy trông sang

Bến Tiêu Dương cách Hàm Dương

Cây Ham Dương cách Tiêu Dương mấy trùng

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

 

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?…

Bài thơ được viết theo thể thơ song thất lục bát, một thể thơ do người Việt Nam sáng tạo, đoạn trích nói về tâm trạng của một người vợ ngay sau phút chia ly, với một giọng điệu lâm ly, u sầu, vừa có sự tiếc nuối khi phải xa chồng, vừa có sự nhớ thương. Vợ chồng đang trong tình cảm gắn bó thế vậy mà phải chia ly:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp về buồng cũ chiếu chăn

Đoái trông theo đã ngăn cách

Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh

Chàng thì đi còn thiếp thì về buồng, hai hình ảnh trái ngược nhau diễn tả hình ảnh kẻ thì đi kẻ ở lại, một sự ngăn cách, người vợ thương nhớ người chồng mà về buồng cũ. Nỗi buồn da diết, thông cảm cho người vợ phải xa chồng, nỗi buồn ấy còn tuôn trải cả không gian “tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh”, một không gian lẳng lặng, buồn rầu, cứ như nỗi nhớ ấy trải dài để đến bên người chồng, họ cách xa nhau nhưng lòng vẫn nghĩ đến nhau, vẫn theo dõi nhìn từng nơi, ánh mắt hướng về nhau mà không muốn dứt.

Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại

Bến Tiêu Dương thiếp hãy trông sang

Bến Tiêu Dương cách Hàm Dương

Cây Ham Dương cách Tiêu Dương mấy trùng

Hai địa danh chốn Hàm Dương – bến Tiêu Dương hai nơi cách xa nhau gợi lên nỗi sầu chia ly, chàng vẫn ngoảnh lại – thiếp vẫn trông sang nói lên dù đã đi xa nhưng hai người vẫn gợi tả một cảm giác quyến luyến, một tình cảm tha thiết. Cùng với sử dụng phép điệp, tác giả muốn tạo thành một cấu trúc khép kín. Vì chiến tranh mà hạnh phúc lứa đôi chưa được trọn vẹn đã phải chia xa, nhỡ đâu có thể là chia xa mãi mãi. Nhà thơ thật tài tình khi mượn hình ảnh địa danh để nói lên tâm trạng chia ly, đến sự xa xôi, cách trở, càng làm nổi bật tâm trạng nhớ nhung mà họ phải trải qua.

 

Những câu thơ tiếp theo lại diễn tả một sự thật đau buồn, những ai oán, một nghịch cảnh trớ trêu, họ muốn được bên nhau những vẫn phải chia ly:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?…

Họ cùng tâm trạng cùng một nỗi nhớ về đối phương thế vật mà “cũng chẳng thấy”, màu xanh xanh đã che đi mất hình dáng của người chinh phu ấy tận những “mấy ngàn dâu”. Nghe sao mà trong lòng thật thê lương, cũng chỉ muốn thấy bóng dáng của một người thôi mà cũng thật khó khăn. Người ở lại vẫn mong chờ, cứ từng ngày đằng đẵng trôi qua mà lòng càng nhớ thêm da diết, triền miên đến như vậy.

Câu hỏi tu từ ở đoạn cuối lại càng cho ta cảm nhận một nỗi nhớ không biết nói lên lời như nào, “lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” một câu hỏi đặt ra vừa cho chàng ở nơi xa cũng chính tác giả đang tự hỏi chính mình “ai sầu hơn ai?” nhằm nhấn mạnh thêm nỗi sầu thương đã rơi vào bế tắc đến cực cùng của tác giả.

Kết luận bài văn: Cảm ghĩ về bài Sau phút chia ly trích Chinh Phụ Ngâm

Bằng một nghệ thuật ngôn từ vô cùng điêu luyện, đặc biệt là nghệ thuật dùng điệp ngữ rất mực tài tình, đoạn ngâm khúc cho thấy nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Không những vậy tác giả còn muốn lên án chiến tranh phi nghĩa khiến cho hạnh phúc phải cắt chia, đẩy con người vào cảnh chia ly.

 

Theo Vanmau.top