Tìm Kiếm

Bài văn mẫu Thuyết minh về cây kéo lớp 9 hay đầy đủ

Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày có rất nhiều đồ vật cần thiết như cái phích nước, cái quạt,… Mỗi đồ dùng lại đem lại những lợi ích khác nhau, cái thì làm mát trong những ngày hè nóng nắng oi bức, cái thì dùng để đựng nước sôi rất cần thiết cho những ngày đông giá lạnh. Trong đó không thể không kể đến cây kéo. Những thứ tưởng như nhỏ bé nhưng lại có rất nhiều những tác dụng to lớn. Kéo đa dạng nhiều loại, có loại dùng để chữa bệnh, có loại dùng để cắt chỉ và nhiều những tác dụng khác nữa. Không có gì đặc biệt hay phức tạp nhưng kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, vì vậy chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó khi sử dụng bằng dao hay lực của tay mà ta không thể làm tốt được. Hãy nhờ đến kéo,mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Trong chương trình Ngữ Văn 9, ta bắt gặp đề bài thuyết minh về cây kéo. Để làm tốt các bạn cần đíaau vào giới thiệu đặc điểm hình dạng, công dụng. Chúc các bạn thành công.

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 THUYẾT MINH VỀ CÂY KÉO LỚP 9

Trong mỗi gia đình chắc hẳn đều cần đến cây kéo. Đây là một vật dụng quen thuộc, gần gũi và gắn bó thân thiết đối với mỗi chúng ta. Cây kéo như một vật dụng hữu ích được sử dụng trong mọi lĩnh vực.

Cây kéo xuất hiện từ rất lâu đời và nguồn gốc của nó cũng gây rất nhiều những tranh cãi. Theo như nghiên cứu của một số nhà khoa học chiếc kéo được phát minh khoảng năm 1500 TCN ở Ai Cập cổ đại. Chiếc kéo sớm nhất được biết đến xuất hiện ở đồng bằng Lưỡng Hà khoảng 3,000 đến 4,000 năm trước. Xuất phát điểm cho sự phát triển của cái kéo dường như bắt đầu từ việc dùng đồng thời một cặp dao một lúc. Đó là hai lưỡi dao rời nhau. Đây là những chiếc kéo lò xo gồm hai lưỡi đồng được giữ áp sát vào nhau ở chỗ tay cầm bằng một miếng đồng cong, mỏng, và linh hoạt nhằm để giữ hai lưỡi kéo tại đúng vị trí, cho phép chúng được ép sát lại với nhau, và kéo chúng ra xa nhau khi người dùng bỏ tay ra. Kéo sau đó được sử dụng phổ biến không chỉ ở La Mã cổ đại, mà còn ở Trung Quốc, Nhật Bản, và Triều Tiên, và nguyên lý trên vẫn được dùng trong hầu hết các chiếc kéo ngày nay. Đến nay kéo càng trở nên phổ biến và sử dụng rất rộng rãi trên toàn thế giới.

 

Kéo có nhiều loại nhưng nhìn chung thì đều có những cáo tạo cơ bản giống nhau. Kéo là một đồ dùng cần thiết trong cuộc sống con người. Kéo gồm hai thanh kim loại được nắp xoay quanh một trục cố định. Nguyên lý hoạt động của kéo cơ bản dựa trên nguyên lý đòn bẩy, tương tự như kìm. Ngoài ra cũng có một số loại kéo nhỏ gọn không dùng đinh tán cố định hai nửa lưỡi kéo mà lợi dụng tính đàn hồi của kim loại. Kéo đa dạng màu sắc: trắng, xanh, đỏ, tím, vàng,… trông rất đẹp mắt. Kéo còn có hai thanh cầm để dễ dàng thuận tiện trong làm việc. Ngoài ra họ còn bọc những lớp nhựa để không bị lưỡi kéo sắc nhọn cứa vào tay. Có nhiều loại kéo đa dạng: kéo cắt vải, kéo cắt tóc, kéo cắt giấy, kéo hớt tóc, kéo cắt sắt, kéo dùng trong nhà bếp… Kéo phát triển theo từng thời kì: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp. Với loại kéo chốt đuôi, đó là loại kéo có lưỡi kéo mà phần đuôi của chúng được gắn một cái chốt tạo thành khớp nối. Sử dụng chiếc kéo kiểu này trong thực tế khá rắc rối, vì để cắt được cần phải ấn các lưỡi kéo vào nhau, và sau đó phải dùng tay tách chúng ra khỏi nhau. Kéo kẹp thì không dùng phổ biến lắm, hình chữ U nằm ngang có tiến bộ hơn hẳn, vì nó có thể sử dụng được bằng một tay do sức đàn hồi của vật liệu mà cánh kéo có thể tự mở ra. Riêng loại kéo khớp thì ngày nay được sử dụng phổ biến rộng rãi và phát triển đang dần được hoàn thiện hơn rất nhiều.

Kéo có rất nhiều công dụng, tùy thuộc vào từng loại kéo mà có những công dụng riêng. Kéo dùng trong may mặc, kéo giúp những người thợ khéo léo cắt vải để thợ tạo nên quần áo đẹp, đa dạng và hợp thời trang, Kéo dùng trong học tập, học trong các giờ thủ công các em bé thì dùng kéo cắt giấy để cắt giấy xếp tàu bay, tên lửa….Kéo còn luôn đồng hành cùng các em đến trường cũng như ở nhà. Kéo dùng trong cắt tóc, thợ hớt tóc không thể tỉa ra các mô-đen nếu không có kéo. Kéo dùng trong công nghiệp, cùng để cắt tôn cắt sắt và các vật dụng cứng hơn. Kéo dùng trong nấu ăn, phục vụ cho việc bếp núc để cắt cá, cắt bánh tráng, khô bò…bên cạnh đó, kéo còn dùng trong y học dùng trong y tế khi phẫu thuật….Kéo như cùng bác sĩ chứng kiến những cơn nguy kịch của người bệnh, giúp họ vượt qua những nỗi đau. Kéo có nhiều tác dụng như thế nên chúng ta cần bảo quản trân trọng nâng niu nó. Khi không sử dụng nữa thì rửa sạch, phơi khô để nơi khô ráo thoáng mát, tránh bị han gỉ.

 

Cây kéo không biết tự bao giờ đã trở thành người bạn thân thiết nhất trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình. Cây kéo từ một vật vô tri vô giác mà cũng đã tạo nên được biết bao nhiêu điều kì diệu trong cuộc sống.

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 THUYẾT MINH VỀ CÂY KÉO LỚP 9

Viên kim cương trải qua hàng nghìn năm ẩn sâu dưới đất với biết bao sự mài giũa và kết tinh của tự nhiên mới có khả năng tỏa sáng. Những điều tốt đẹp trong cuộc sống thường đến sau quá trình đẽo gọt. Có lẽ chiếc kéo ra đời cũng bởi công dụng cắt, tỉa đồ vật để tạo nên những điều đẹp đẽ. Kể từ khi ra đời, chiếc kéo đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó để luôn tạo nên cái đẹp, cái hữu ích thậm chí là cái mới, lạ. Phải chăng điều đó khiến ta thắc mắc: đã có điều kì diệu gì ẩn sau những chiếc kéo?

Có thể nói không có bất cứ điều nhiệm màu nào đằng sau những chiếc kéo ngoại trừ trí thông minh của con người mà trước tiên là của người Ai Cập cổ đại từ thế kỉ 16 TCN. Người Ai Cập cổ đã sáng tạo ra một đồ vật được chế tạo từ một tấm kim loại liền được mài sắc lưỡi. Đó chính là chiếc kéo đầu tiên của loài người đơn sơ và thô ráp để rồi thời đại nối tiếp thời đại, chiếc kéo ngày càng được cải tiến và trở nên đa dạng trong kiểu cách và trong công dụng.

Sự sáng tạo của đại danh họa Leonardo Da Vinci khi tạo ra chiếc kéo với hai thanh kim loại chéo nhau có thể nối là mở đầu cho những sáng tạo tân tiến sau này. Cấu tạo của chiếc kéo cũng được thiết lập từ đó. Chiếc kéo bao gồm một cặp kim loại cạnh sắc xoay quanh một trục cố định với phần lưỡi kéo được làm bằng thép và phần tay cầm được làm bằng nhựa tổng hợp. Thông qua hoạt động bằng nguyên lí đòn bẩy, chiếc kéo với công dụng cắt, tỉa đồ vật đã trở thành vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình.

 

Bởi sự quen thuộc của nó trong cuộc sống hàng ngày mà ít ai ngờ được quá trình phát triển của chiếc kéo qua từng giai đoạn. Hình thái đầu tiên của chiếc kéo là kéo chốt đuôi, một số di vật của kéo loại này được tìm thấy tại vùng đông bắc Thổ Nhĩ Kì. Tuy nhiên còn bất lợi trong việc sử dụng, bởi vậy, lần lượt chiếc kéo kẹp và hiện giờ là chiếc kéo khớp ra đời ngày càng tân tiến, tiện lợi hơn trong sử dụng.

Cùng với sự phát triển chung về hình thái, những chiếc kéo còn càng trở nên phong phú hơn với công dụng của nó. Tùy từng công công dụng chúng ta có những tên gọi riêng của chiếc kéo. Quen thuộc với những người thợ may là chiếc kéo cắt may với lưỡi kéo dài, sắc, tay cầm rộng đòi hỏi sự khéo léo của người thợ để tạo nên những bộ quần áo tinh xảo. Gắn liền với những người bác sĩ là chiếc kéo phẫu thuật nhỏ gọn, tinh tế và tỉ mỉ với công dụng đặc biệt quan trọng và ý nghĩa. Luôn đồng hành cùng với các bạn học sinh là chiếc kéo thủ công nhỏ nhắn, nhiều màu sắc, đầu kéo được mài bằng và than kéo được làm bằng nhựa để đảm bảo an toàn cho các bạn học sinh. Bên cạnh đó còn có kéo cắt tóc, kéo tỉa cây, kéo cắt kim loạt, kéo cắt kính…

Chiếc kéo vẫn luôn đồng hành cùng mọi gia đình, cùng mọi công việc với nhiều tác dụng đa dang và phong phú góp phần tạo nên những điều tốt đẹp. Trong cuộc sống hiện đại, bên cạnh những công nghệ tiên tiến, chiếc kéo vẫn giữ một vị trí thiết yếu với mọi nhà, mọi người.

Nguồn Internet