Tìm Kiếm

Địa Lí 9 Bài 32 – Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

4- Tình hình phát triển kinh tế
a- Công nghiệp
- Trước 1975 công nghiệp Đông Nam Bộ phụ thuộc và nước nghoài chủ yếu là sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm, tập trung chủ yếu ở Sài Gòn- Chợ Lớn .
- Sau năm 1975 công nghiệp ở Đông Nam Bộ phát triển mạnh, đặc biệt chú trọng phát triển về công nghiệp nặng . Giá trị sản xuất công nghiệp đứng đầu toàn quốc chiếm gần 60% giá trị sản lượng công nghiệp cả nước (trong đó Thành phố Hồ Chí Minh chiếm gầm 50% )
- Cơ cấu công nghiệp bao gồm một số ngành trọng điểm: công nghiêp năng lượng( khai thác
dầu , nhiệt điện , thuỷ điện), công nghiệp nặng( luyện kim, cơ khí, hoá chất), chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng (chủ yếu là dệt may)
- Phân bố chủ yếu ở các trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh , Biên Hoà , Vũng Tàu .
b- Nông nghiệp
- Đông Nam Bộ là vùng trọng điểm sản xuất cây công nghiệp lâu năm xuất khẩu của cả nước bao gồm cao su, cà ph, hồ tiêu,điều . Nhờ điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu, cơ sở chế biến và thị trường .Trong đó cây cao su là cây công nghiệp hàng hoá xuất khẩu quan trọng nhất, diện tích và sản lượng đứng đầu toàn quốc tập trung ở các tỉnh Đồng Nai,Bình Dương, Bình Phước .
Sỡ dĩ cây cao su được trồng ở đây vì đất đai và khí hậu phù hợp  (nhiệt đới nóng ẩm quanh năm, đất badna, đất xám, phù sa cổ ) . Người dân có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và có nhiều cơ sở chế biến mủ cao su để xuất khẩu tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh . Thị trường nhập mủ cao su nhiều nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Nhật Bản, Singapo, Hàn Quốc
- Ngoài cây cao su và một số cây công nghiệp lâu năm trên Đông Nam Bộ còn phát triển các cây công nghiệp hằng năm như bông, lạc, đậu tương, mía,… với khối lượng lớn .
Một số cây ăn quả đặc sản như sầu siêng, mít tố nữ, chôm chôm, măng cụt ,…
- Ngành chăn nuôi gia súc  gia cầm chú trọng theo phương pháp công nghiệp đặc biệt là nuôi bò sữa
- Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản cũng chiêm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu nông nghiệp vùng .
- Khó khăn : Rừng đầu nguồn và rừng ngập mặn bị tàn phá , thiếu nước về mùa khô , ô nhiễm môi trường ,…
- Một số giải pháp đối với vùng này :
+ Đẩy mạnh thâm canh , nâng cao chất lượng giống cây và con
+ Bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm của công nghiệp và đô thị
+ Tăng cường đầu tư cho thuỷ lợi
+ Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, gìn giữ sự đa dạng về sinh học của rừng ngập mặn