Tìm Kiếm

Địa Lí 8 Bài 4

Bài 4: Thực hành: phân tích hoàn lưu gió mùa châu Á
I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này, HS có khả năng:
1. Về kiến thức
- Nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa Châu Á.
- Làm quen với các loại lược đồ khí hậu đó là: Lược đồ phân bố khí áp và hướng gió.
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích sự thay đổi khí áp và hướng gió trên lược đồ.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ khí hậu châu Á.
- Lược đồ phân bố khí áp và hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ (H4.1 và 4.2sgk phóng to)
III. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định
Lớp
HS vắng
81
 
82
 
83
 
84
 
85
 

2. KTBC
- GV dẫn dắt Để hiểu được nguồn gốc gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ như thế nào ta tìm hiểu bài thực hành.
3. Bài mới                 
 Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn lại hướng gió về mùa đông ở châu Á
* HS làm việc toàn lớp
? Dựa vào H4.1 sgk xác định và đọc tên các trung tâm áp thấp và áp cao?


? Xác định hướng gió chính theo từng khu vực về mùa đông và mùa hạ?



Hoạt động 2: Ôn lại hướng gió về mùa hạ ở châu Á.
  ? Dựa vào H4.2 sgk xác định các trung tâm áp thấp và áp cao?
1. Phân tích hướng gió về mùa đông - Các trung tâm áp thấp:
+ Aixơlen, Aleut, xích đạo.
- Các trung tâm áp cao:
+ Xibia, Axơ, nam ĐTD, nam AĐD.
- Đông Á: Hướng Tây Bắc (tháng 1) mùa đông.
- Hướng đông nam (tháng7) mùa hè.
- Đông nam Á: Đông Bắc – Tây Nam.
- Nam Á: Đông Bắc – Tây Nam.
2. Phân tích hướng gió về mùa hạ
- Áp cao: Ha oai, Aixơ, nam ĐTD, nam ÂĐD, ÔtxTrâylia.
- Áp thấp: Iran.
3. Tổng kết
Mùa
Khu vực
Hướng gió chính
Từ áp cao đến áp thấp
Mùa đông (tháng1) Đông Á. Đông nam Á.    Nam Á. Tây Bắc – Đông Nam. Đông Bắc – Tây Nam.
Đông Bắc – Tây Nam.
- Áp cao Xi-bia -> Áp thấp Aleut. - Áp cao Xi-bia -> Áp thấp xích đạo.
- Áp cao Xi-bia -> Áp thấp xích đạo.
Mùa hạ (tháng7) Đông Á. Đông nam Á.    Nam Á. Đông Nam -Tây Bắc. Tây Nam – Đông Bắc.
Tây Nam – Đông Bắc.
- Áp cao Ha-oai -> Áp thấp Iran. - Áp cao Ôt-Trây-lia -> Áp thấp Iran.
- Áp cao nam ÂĐD -> Áp thấp Iran.
  *Suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ :
- Bước 1: Học sinh dựa vào bảng trên  và qua sự phân tích hoàn lưu gió mùa châu Á hãy cho biết:
+ Điểm khác nhau cơ bản về tính chất giữa gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ là gì? Vì sao?
(Gió mùa mùa đông lạnh và khô vì xuất phát từ cao áp trên lục địa. Gió mùa mùa hạ mát và ẩm vì thổi từ đại dương vào)
+ Nguồn gốc và sự thay đổi hướng gió của hai mùa đông và hạ có ảnh hưởng như thế nào tới thời tiết và sinh hoạt, sản xuất trong khu vực hai mùa…
( Mùa đông : nói chung hướng gió thổi từ lục địa ra biển, thời tiết khô, lạnh… Mùa hạ: hướng gió thổi từ biển vào, mang lại thời tiết nóng, ẩm có mưa nhiều)
- Bước 2: HS thảo luận cặp đôi.
- Bước 3: GV chỉ định 1 số cặp đôi trình bày các vấn đề.
- Bước 4: GV tóm tắt và chuẩn kiến thức.
Bổ sung: khối khí rất lạnh từ cao áp Xi- bia ( Bắc Á) di chuyển xuống nước ta, do di chuyển chặng đường dài nên bị biến tính, yếu dần khi vào miền Bắc nưỡc ta, chỉ đủ gây ra thời tiết tương đối lạnh trong thời gian vài ngày, sau bị đồng hoá với khối khí nên yếu dần rồi tan.

4. Thực hành / luyện tập 
? Gió mùa là loại gió như thế nào?
? Vì sao có sự thay đổi khí áp theo mùa?
( Do sự sưởi nóng và hoá lạnh theo mùa, khí áp trên lục địa cũng như trên biển thay đổi theo mùa.)
5. Hoạt động nối tiếp
- Đọc trước bài 5.
- Sưu tầm tranh ảnh về các dân cư Châu Á
6. Rút kinh nghiệm
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .