Tìm Kiếm

I. VỀ THỂ LOẠI 1. Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần; Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống. 2. Trong lịch sử văn học, truyện ngụ ngôn ra đời từ rất sớm. Từ thời cổ đại đã có Ê-dốp – một nhà thơ Hi Lạp chuyên viết truyện ngụ ngôn bằng thơ. Sau này có La Phông-ten cũng là một tác giả ngụ ngôn nổi tiếng. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Khi nhìn qua miệng giếng hẹp, bầu trời đối với ếch chẳng khác gì một chiếc vung. Các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể. 2. Ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp vì nó đã quen thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng, đi khắp nơi, kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu giẫm bẹp chỉ là chuyện tình cờ nhưng nếu ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Ngược lại, ếch không biết thân biết phận như vậy thì nếu không bị trâu giẫm, nó cũng sẽ gặp phải một tai hoạ khác. 3. Những bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng: - Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh. - Khi sống lâu trong một môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo. - Sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia. - Dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. - Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt: Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp. 2. Lời kể: Khi kể, cần chú ý đặc biệt đến hai câu văn quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện: - Câu thứ nhất nói lên hoàn cảnh sống khiến ếch chủ quan, kiêu ngạo: Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể; - Câu thứ hai là hậu quả của thói chủ quan, kiêu ngạo đó: Nó nhâng nháo đưa cặp mặt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. Có thể kể bằng giọng châm biếm, chế giễu cho phù hợp với giọng điệu của truyện. Nhấn giọng ở các chi tiết có tính then chốt: “chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ”, “đưa ếch ta ra ngoài”, “nghênh ngang”, “ồm ộp”, “nhâng nháo”, “giẫm bẹp”. 3. Nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”. Gợi ý: có thể nêu các hiện tuợng sau. - Một học sinh học rất giỏi ở trường này và tự mãn nhưng khi đi thi cùng các bạn trường khác thì lại bị thất bại. - Một người tự cho là mình giỏi, đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực mà mình chưa từng biết, kết cục bị phá sản. - Nhiều người tuy không hiểu biết nhưng lại huênh hoang, tự cho là mình có thể làm được tất cả. Song đến khi phải làm việc để chứng tỏ mình thì lại lúng túng hoặc tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm.

Tiết 15 – Bài 11 : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG  (1075 – 1077)

I. Giai đoạn thứ I (1075)

1/. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

-Thế kỉ XI, nhà Tống gặp phải khó khăn về kinh tế ,chính trị

-Xâm lược Đại Việt để giải quyết tình hình khó khăn trong nước.

-Nhà Tống xúi Cham-pa đánh Đại Việt, ngăn cản việc trao đổi buôn bán giữa 2 nước

2/. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ.

Nhà Lý chuẩn bị:
-Nhà lý chủ động tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó.

+Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến.

+ Chủ động đánh tan ý đồ tiến công phối hợp với ChamPa của nhà Tống

+Chủ trương của nhà Lý:Tấn công trước để phòng vệ.

b.Diễn biến:

-Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt và   Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống

+Mục tiêu: kho lương thành Châu Ung

+Đường bộ do Than cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy quân dân miền núi.

+LTK chỉ huy quân thuỷ đổ bộ vào Châu Liêm , châu Khâm

+Lý Thường kiệt đã cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến công tự vệ của mình.

-Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung Châu tướng giặc phải tự tử.

c.Ý nghĩa: Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nước ta



TUẦN 8

Tiết 16 – Bài 11 : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN  XÂM LƯỢCTỐNG  (1075 – 1077)

II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 – 1077)

1/. Kháng chiến bùng nổ

a.Nhà Lý chuẩn bị

-Nhà Lý ra lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị đề phòng nhưng nơi hiểm yếu gần biên giới Việt -Tống

- Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt làm nơi đối phó với quân Tống.

b. Diễn biến

-Cuối năm 1076, 10 vạn quân Tống, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy  kéo vào nước ta; 1 đạo quân do Hoà Mâu theo đường biển tiếp ứng

- Tháng 01/1077, quân Tóng vượt ải Nam Quan qua lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của giặc.

- Lý Kế Nguyên đã mai phục và đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thủy của giặc

c.Kết quả: Quân Tống đóng quân ở bờ bắc sông Cầu không lọt vào sâu được

2/. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt

a. Diễn biến

-Quách Quỳ cho quân  vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt làm chúng không tiến vào được.

-Cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông bắt ngờ đánh vào đồn giặc.

b.Kết quả:

+Quân giặc “mười phần chết đến năm sáu phần”.

+Quách Qùy chấp nhận giảng hòa và rút quân về nước.

c.Nguyên nhân -Ý nghĩa:

+ SỰ ủng hộ  tinh thần đoàn kết của quân  dân ta

+Tài chỉ huy của Lí Thường Kiệt

+ Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

+ Củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc.

+ Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của nhà Tống.