Tìm Kiếm

Lịch sử 6 - Bài 11: Những chuyển biến về xã hội

Câu 1: Nghề nào dưới đây đã làm cho cuộc sống của con người Việt cổ ổn định hơn?

a> Nghề làm đồ gốm xuất hiện và phát triển.
b> Ngành luyện kim ra đời và ngày càng phát triển.
c> Nghề nông trồng lúa nước ra đời và ngày càng phát triển.
d> Nghề chăn nuôi phát triển.

Câu 2: Khi sản xuất nông nghiệp phát triển thì con người cần phải làm gì?

a> Định cư lâu dài để ổn định và phát triển sản xuất.
b> Di chuyển chỗ ở theo mùa để tiện cho việc sản xuất.
c> Thay đổi chỗ ở sau mỗi mùa thu hoạch.
d> Phải du canh, du cư.

Câu 3: Khi nông nghiệp giữ vao trò chủ đạo thì:


a> Chế độ mẫu hệ xuất hiện.
b> Chế độ mẫu hệ chuyển dần sang chế độ phụ hệ.
c> Chế độ mẫu hệ tan rã.
d> Nam – nữ bình đẳng.

Câu 4: Khi nào thì sự phân công lao động trở thành cần thiết?

a> Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp ngày càng phát triển.
b> Xã hội phân chia giai cấp.
c> Đàn ông giữ vai trò chính trong xã hội.
d> Nông nghiệp giữ vai trò sản xuất chính.

Câu 5: Hình thức phân công lao động đầu tiên của người Việt cổ là gì?


a> Thủ công tách khỏi công nông nghiệp.
b> Đồ gốm và nghề dệt vải.
c> Lao động nam, nữ khác nhau.
d> c và c đúng.

Câu 6: Lúc này, ngoài nông nghiệp còn xuất hiện nghề gì?

a> Công nghiệp.
b> Thương nghiệp.
c> Thủ công nghiệp.
d> Ngoại thương.

Câu 7: Thời Óc – Eo – Sa Huỳnh, nghề thủ công nghiệp bao gồm những nghề nào?

a> Nghề làm đồ gốm.
b> Nghề dệt vải.
c> Chế tạo công cụ, đúc đồng, làm đồ trang sức.
d> Tất cả đều đúng.

Câu 8: Các di tích văn hóa Sa Huỳnh được phát hiện ở các tỉnh nào hiện nay?

a> Quảng Ngãi, Bình Định.
b> Quảng Nam, Đà Nẵng.
c> Khánh Hòa.
d> Tất cả các tỉnh trên.

Câu 9: Văn hóa Óc – Eo là văn hóa vùng nào?

a> Đông Nam Bộ.
b> Nam Trung Bộ.
c> Tây Nam Bộ.
d> Tây Nguyên.

Câu 10: Các di tích văn hóa Đồng Nai thuộc vùng nào?


a> Nam Trung Bộ.
b> Nam Bộ.
c> Đông Nam Bộ.
d> Tây Nam Bộ.

Câu 11: Sự chuyển biến đầu tiên trong xã hội Óc – Eo – Sa Huỳnh là gì?


a> Sự phân công lao động.
b> Từ thị tộc hình thành chiềng chạ, bộ lạc.
c> Từ thị tộc mẫu hệ chuyển thành thị tộc phụ hệ.
d> Sự phân hóa giàu nghèo.

Câu 12: Ý nghĩa sâu sắc nhất của sự chuyển biến xã hội, đó là:

a> Sự phân công trong lao động.
b> Từ thị tộc hình thành chiềng chạ, bộ lạc.
c> Từ thị tộc mẫu hệ chuyển thành thị tộc phụ hệ.
d> Sự phân hóa giàu nghèo.

Câu 13: Trong lao động nặng nhọc ( luyện kim, cày bừa) ai làm lao động chính?

a> Đàn ông.
b> Đàn bà.
c> Cả đàn ông và đàn bà.
d> Thợ cày.

Câu 14: Hiện tượng các di chỉ ở thời văn hóa Đông Sơn, người ta phát hiện nhiều ngôi mộ không có của cải chon theo, song lại có ngôi mộ được chôn theo công cụ và đồ trang sức, nói lên điều gì?

a> Người Việt cổ lúc đó không có tục chôn của cải theo người chết.
b> Có hiện tượng người giàu và người nghèo trong xã hội.
c> Xã hội đã hình thành giai cấp.
d> Đó là ước muốn của người chết.

Câu 15: Nền văn hóa phát triển cao như : Óc – Eo ( An Giang), Sa Huỳnh ( Quảng Ngãi), Đông Sơn ( Thanh Hóa) đã được hình thành vào khoảng thời gian nào?

a> Từ thế kỷ VII đến thế kỷ I TCN.
b> Từ thế kỷ VIII đến thế kỷ I TCN.
c> Từ thế kỷ VIII đến thế kỷ II TCN.
d> Từ thế kỷ IX đến thế kỷ II TCN.

Câu 16: Đặc điểm của các công cụ sản xuất thuộc nền văn hóa Đông Sơn là:
a> Số lượng công cụ ngày càng tăng nhanh.
b> Các công cụ ngày càng phong phú, da dạng về loại hình.
c> Có sự tiến triển về trình độ kỹ thuật và mĩ thuật.
d> Cả ba đặc điểm trên.

Câu 17: Ở giai đoạn nền văn hóa nào, công cụ sản xuất, đồ dùng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước. đồ đồng đã thay thế đồ sắt.

a> Vào thời nền văn hóa Đông Sơn.
b> Vào thời nền văn hóa Sa Huỳnh.
c> Vào thời nền văn hóa Óc – Eo.
d> Cả ba nền văn hóa trên.

Câu 18: Những công cụ nào góp phần tạo nên bước chuyển biến trong xã hội?


a> Công cụ được ghè đẽo theo những hình thù như ý muốn.
b> Đồ gốm được trang trí hoa văn.
c> Công cụ đồng thay thế hẳn công cụ đá, có vũ khí đồng, lưỡi cày đồng.
d> Cả 3 câu trên đúng.