Tìm Kiếm

Giáo án bài Ngữ Cảnh lớp 11 soạn theo định hướng phát triển năng lực

Giáo án bài Ngữ Cảnh lớp 11 soạn theo định hướng phát triển năng lực

Hướng dẫn

Soạn bài Ngữ cảnh SGK văn 11, giáo án chuẩn cấu trúc 2018. Xây dựng bài học theo tiến trình 5 hoạt động của học sinh

Tuần 10- Tiết 39, 40. NGỮ CẢNH.

Mục tiêu bài học:

  1. Về kiến thức:

– Khái niệm ngữ cảnh

– Các nhân tố của ngữ cảnh.

– Vai trò của ngữ cảnh

  1. Về kĩ năng:
  • Các kĩ năng thuộc quá trình tạo lập VB.
  • Các kĩ năng thuộc quá trình lĩnh hội VB.
  • Xác định ngữ cảnh đối với từ, câu, VB,…
  1. Về thái độ: Biết nói, viết phù hợp với ngữ cảnh, năng lực nhận thức và lĩnh hội lời nói trong mqh với ngữ cảnh
  2. Định hướng phát triển năng lực:

– Năng lực chung: NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL tự học, NL sáng tạo.

– Năng lực đặc thù: NL giao tiếp bằng ngôn ngữ, cảm thụ văn học, tạo lập văn bản.

SỰ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo

HS: SGK, tài liệu tham khảo

  1. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
  2. Ổn định tổ chức:
  3. Kiểm tra bài cũ:

Tiến trình bài học;

Hoạt động 1: Trải nghiệm sáng tạo

Giới thiệu: Khi nói và viết, chúng ta bao giờ cũng phải lưu ý đến các vấn đề: ai nói (ai viết), nói (viết) cho ai, nói (viết) ở đâu, lúc nào? … Tất cả những vấn đề đó cho thấy: khi nói (viết) không phải chỉ cần câu, chữ cụ thể trong văn bản mà còn phải quan tâm đến ngữ cảnh. Để hiểu được ngữ cảnh và vận dụng được tri thức về ngữ cảnh vào thực tế giao tiếp, hôm nay, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bài: Ngữ cảnh.

Hoạt động 2: HĐ hình thành kiến thức

Phương pháp thực hiện:GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

Hoạt động của GV và HS.Yêu cầu cần đạt.
HS đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi.

– Câu nói in đậm trong đoạn trích trên là của ai nói với ai?(nhân vật giao tiếp)

– Câu nói đó vào lúc nào ở đâu?(hoàn cảnh giao tiếp hẹp)

– Câu nói đó diễn ra trong hoàn cảnh xã hội nào?(hoàn cảnh giao tiếp rộng)

– Vậy, theo em hiểu một cách đơn giản thì ngữ cảnh là gì?

HS đọc mục II SGK và trả lời câu hỏi.

– Theo em để thực hiện được giao tiếp chúng ta cần phải có những yếu tố nào?

Thế nào là nhân vật giao tiếp?

Bối cảnh ngoài ngôn ngữ bao gồm những yế tố nào? Thế nào là bối cảnh giao tiếp hẹp, bối cảnh giao tiếp rộng và hiện thực được nói đến? Cho ví dụ minh họa?

Thế nào là văn cảnh?

HS đọc mục III SGK và trả lời câu hỏi.

Ngữ cảnh có vai trò như thế nào đối với iệc sản sinh và lĩnh hội văn bản

1. Khái niệm ngữ cảnh.

a. Tìm hiểu ngữ liệu:

– Của chị Tí- người bán hàng nước với người bạn nghèo của chị: chị em Liên ; bác siêu ; bác xẩm.

– Câu nói đó ở phố huyện lúc tối khi mọi người chờ khách.

– Câu nói đó diễn ra trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

b. Kết luận.

– Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đosanr phẩm ngôn ngữ(văn bản)được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó.

2. Các nhân tố của ngữ cảnh.

a. Nhân vật giao tiếp.

– Gồm tất cả các nhân vật tham gia giao tiếp: người nói (viết ), người nghe ( đọc).

+ Một người nói – một người nghe: Song thoại.

+ Nhiều người nói luân phiên vai nhau: Hội thoại

+ Người nói và nghe đều có một “vai” nhất định, đều có đặc điểm khác nhau về lứa tuổi, nghề nghiệp, cá tính, địa vị xã hội, …-> chi phối việc lĩnh hội lời nói.

b. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ.– Bối cảnh giao tiếp rộng ( còn gọi là bối cảnh văn hóa): Bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, chính trị…ở bên ngoài ngôn ngữ.

– Bối cảnh giao tiếp hẹp ( còn gọi là bối cảnh tình huống): Đó là thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể.

– Hiện thực được nói tới( gồm hiện thực bên ngoài và hiện thực bên trong của các nhân vật giao tiếp): Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động…diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người.

c. Văn cảnh.

– Bao gốm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó. Văn cảnh có ở dạng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói.

3. Vai trò của ngữ cảnh.

– Đối với người nói ( viết ) và quá trình tạo lập văn bản: Ngữ cảnh là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ(từ, ngữ, câu…)

– Đối với người nghe( đọc ) và quá trình lĩnh hội văn bản: Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản.

 

Hoạt động 3: HĐ thực hành

Phương pháp thực hiện:GV tổ chức giờ dạy theo cách cho hs làm bài tập, HS viết tại lớp, TĐTL

– Trao đổi, thảo luận nhóm.

– Đại diện nhóm trình bày.

– GV chuẩn xác kiến thức.

Nhóm 1: bài tập 1

Đáp án:

Hai câu văn trong ” Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, xuất phát từ bối cảnh: Tin tức về kẻ địch có từ mấy tháng nay nhưng chưa có lệnh quan. Trong khi chờ đợi người nông dân thấy chướng tai, gai mắt trước hành vi bạo ngược của kẻ thù.

Nhóm 2: Bài tập 2.

Đáp án:

Hai câu thơ trong bài “Tự tình” (bài II) của Hồ Xuân Hương: “Đêm khuya văng vẳng……trơ cái hồng nhan….” Hiện thực được nói tới là hiện thực bên trong, tức là tâm trạng ngậm ngùi, bẽ bàng, chua xót của nhân vật trữ tình.

Nhóm 3: Bài tập 4.

Đáp án: Hoàn cảnh sáng tác chính là ngữ cảnh của các câu thơ trong bài “Vịnh khoa thi Hương”(Tú Xương): Sự kiện năm Đinh Dậu, thực dân Pháp mở khoa thi chung ở Nam Định. Trong kỳ thi đó có toàn quyền Pháp ở Đông Dương và vợ đến dự.

Nhóm 4: Bài tập 5.

Đáp án:

Bối cảnh giao tiếp: Trên đường đi, hai người không quen biết nhau. Câu hỏi đó người hỏi muốn biết về thời gian. Mục đích: Cần biết thông tin về thời gian, để tính toán cho công việc riêng của mình.

Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng

Phương pháp thực hiện:GV tổ chức giờ dạy theo cách đưa câu hỏi, HS về nhà chuẩn bị, giáo viên kiểm tra, cho học sinh thảo luận trên lớp.

* Câu hỏi:

1/ Hãy xác định nhân vật “em” trong ví dụ sau là ai? dựa vào đâu mà em biết được?

Em là ai, cô gái hay nàng tiên

Em có tuổi hay không có tuổi?

(Tố Hữu)

2/ Bài tập 3/ SGK

Hoạt động 5: Hoạt động bổ sung

Phương pháp thực hiện:GV tổ chức giờ dạy theo cách đưa câu hỏi, HS về nhà sưu tầm qua tài liệu tham khảo, qua mạng.

Câu hỏi: Phân tích các tình huống bối cảnh giao tiếp để xác định ngôi của những đại từ được sử dụng trong các ví dụ sau:

1/ Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất,

Nhưng anh gượng đứng lên tì vào xác trực thăng.

Và anh chết trong khi đứng bắn,

Máu anh phun như lửa đạn cầu vồng

(Lê Anh Xuân)

2/ -Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ,

Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai!

Dặn dò:

– Về nhà học, làm bài và chuẩn bị bài tiếp theo.

 

Giáo án ngữ văn 11

Giáo án ngữ văn 12

Theo Sachvanmau.com