Tìm Kiếm

Ca dao tình nghĩa

Tên: Nguyễn Hương Giang
Lớp: 10A8
STT: 09
Ca dao yêu thương tình nghĩa
Tình yêu nam nữ là đề tài chiếm số lượng lớn trong ca dao, dân ca. Tình yêu nam nữ được thể hiện trong ca dao gắn liền với những hình ảnh quen thuộc của nông dân Việt Nam, gắn liền với công việc lao động hằng ngày trong cuộc sống của người dân quê:
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Câu ca dao trên đã thể hiện khát vọng được sống tình nghĩa thủy chung của vợ chồng.
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng vẫn còn cay
“Muối mặn”, “gừng cay” tượng trưng cho tình nghĩa của con người, là biểu tượng cho sự gắn bó, tình cảm mặn nồng của vợ chồng dành cho nhau. Khoảng thời gian ba năm chín tháng là một khoảng thời gian không nhỏ nhưng tình nghĩa vợ chồng giữa họ vẫn không hề thay đổi. Điệp từ “còn” nhấn mạnh tình cảm vợ chồng không hề thay đổi theo thời gian. Mặc dù xa cách nhưng họ vẫn luôn nhớ về nhau.
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Hai câu cuối có số lượng dài hơn hai câu trên với lối nói trùng điệp kết hợp với cách nói mang ý nghĩa sâu sắc. câu thơ cuối có đến mười ba âm tiết như góp phần khẳng định tấm lòng thủy chung sâu sắc, đậm đà tình nghĩa của người dân. Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát đã được biến thể, là lời khẳng định vẻ đẹp tâm hồn, lối sống tình nghĩa, thủy chung của người Việt Nam. Những bài ca dao yêu thương tình nghĩa có giá trị hiện thực sâu sắc, đề cập đến hiện thực phản ảnh xã hội một cách hình tượng. Ước muốn của người dân được bộ lộ một cách tinh tế và rõ rang. Bài ca đạt đến trình độ nghệ thuật cao trong việc bộc lộ tình cảm, sự thủy chung của người dân Việt Nam.
Ca dao yêu thương tình nghĩa không chỉ bày tỏ khát vọng yêu thương và được yêu thương mà còn phản ảnh vẻ đẹp tâm hồn của con người bình dân xưa.