Tìm Kiếm

Soạn văn Đất nước của Nguyễn Đình Thi bài soạn của cô giáo Kim Oanh chuyên văn

Soạn văn Đất nước của Nguyễn Đình Thi bài soạn của cô giáo Kim Oanh chuyên văn

Hướng dẫn

Bằng tình yêu chân thành, mãnh liệt của một người con đối với quê hương đất nước, tác giả Nguyễn Đình Thi đã thể hiện đầy xúc động qua bài thơ Đất nước. Trong bài học hôm nay, vanmau12 sẽ đưa ra những định hướng tiếp cận bài học một cách khoa học và hiệu quả nhất qua bài soạn Đất nước ( Nguyễn Đình Thi)của cô giáo Kim Oanh.

I. Tìm hiểu về bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi

Câu 1. Theo anh / chị, nên chia bài thơ thành mấy phần? Nêu ý nghĩa của mỗi phần và giải thích quan hệ giữa các phần?

Trả lời

Bài thơ Đất nướcđược chia thành hai phần:

– Phần một: Từ đầu đến “Những buổi ngày xưa nói vọng về”: thể hiện hình ảnh đất nước vươn dậy từ máu lửa, đau thương.

– Phần hai: phần còn lại: thể hiện hình ảnh đất nước vươn dậy từ máu lửa, đau thương.

Mối quan hệ giữa các phần: giữa hai phần có mối quan hệ bổ sung cho cảm hứng về đất nước thêm phong phú và đầy đủ hơn.

– Đoạn 1 thể hiện cảm hứng tổng hợp về đất nước đã được hình thành từ trước, nhưng chưa đầy đủ.

– Đoạn hai là sự bổ sung thêm cảm nhận về đất nước, cho thấy đất nước Việt Nam không chỉ là một dân tộc bình thường với những con đường, những cánh đồng,.. mà còn là đất nước vươn lên, trỗi dậy trong chiến tranh, gian khổ.

Câu 2: Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ hiện ra với những điểm gì đặc sắc?

Trả lời

Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ hiện ra: buổi sáng mùa thu trong lành mát mẻ, gió thổi nhẹ thoảng mùi hương cốm trong gió, gợi lên trong lòng nhà thơ nỗi nhớ về mùa thu Hà Nội.

 

– Đó là một mùa thu mang màu sắc của sự chia li đầy lưu luyến và bâng khuâng.

– Một mùa thu đặc trưng cho khí hậu và thời tiết thủ đô: “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội”.

– Mùa thu đó đẹp nhưng phảng phất dư vị buồn man mác: “Những phố dài xao xác lá heo may”, “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.

– Một mùa thu của cuộc kháng chiến: “Người ra đi đầu không ngoảnh lại”.

Câu 3. Phân tích đoạn thơ từ “Mùa thu nay khác rồi” đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”

Trả lời

Đoạn thơ từ “Mùa thu nay khác rồi” đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về” thể hiện những thay đổi, những chuyển biến, thể hiện rõ tâm trạng của nhân vật trữ tình.

– Đó là tâm trạng buồn, bâng khuâng, lưu luyến vận động theo hướng tích cực đến vui sướng, tự hào.

– Cách nhìn nhận cũng có sự thay đổi từ đường phố, thềm nhà đến núi đồi, trời xanh, cánh đồng, dòng sông.

– Thể hiện rõ tâm trạng hân hoan, hồ hởi, cảm xúc vui sướng của tác giả khi tận hưởng sự biến chuyển của đất trời:

“Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha”

– Thể hiện tâm trạng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh thần kiên cường, bất khuất của cha ông.

“Nước chúng ta

Nước của những người chưa bao giờ khuất

 

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa nói vọng về”

– Thể hiện niềm tự hào về chủ quyền, lãnh thổ dân tộc

“Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta”

Bài liên quan đến bài thơ Đất nước:

>>Soạn văn Đất nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm đầy đủ chi tiết nhất

>>Phân tích bài thơ Đò Lèn của tác giả Nguyễn Duy để thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng, cảm động

>>Bình giảng bài thơ Đò Lèn của nhà thơ Nguyễn Duy – Văn mẫu lớp 12 tuyển chọn

Câu 4. Nguyễn Đình Thi đã cảm nhận và suy tư như thế nào về quê hương đất nước trong phần 2?

Trả lời

Trong phần hai, Nguyễn Đình Thiđã cảm nhận và suy tư về đất nước với những đau thương và hình ảnh đất nước trỗi dậy, vươn mình từ đau thương.

– Hình ảnh đất nước đau thương:

+ Nhà thơ đã nêu lên những tội ác mà kẻ thù xâm lược đã gây nên cho đất nước ta qua những hình ảnh như “cánh đồng quê chảy máu”, “Dây thép gai đâm nát trời chiều”.

+ Kẻ thù còn hủy hoại cuộc sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân ta.

– Hình ảnh đất nước quật khởi, trỗi dậy từ đau thương

+ Chính tội ác của kẻ thù đã khiến nhân dân ta căm hờn, quyết tâm đứng dậy đấu tranh.

+ Ở những câu thơ cuối, tác giả đã lấy chất liệu từ cuộc kháng chiến Điện Biên Phủ, tất cả vẽ nên một bức tranh mang đậm tinh thần quật khởi.

 

“Súng nổ rung trời giận giữ

Người lên như nước vỡ bờ

Nước Việt Nam từ trong máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”

Câu 5. Anh chị nhận xét như thế nào về độ dài ngắn của các câu thơ, cách chọn lựa hình ảnh và nhịp điệu trong bài thơ? Cách viết như vậy có tác dụng gì?

Trả lời

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do, độ dài ngắn khác nhau, linh hoạt phù hợp với cảm xúc với từng đoạn, nhịp điệu lúc nhanh lúc chậm. Cách chọn hình ảnh mang tính khái quát và biểu tượng cao phù hợp với nội dung tư tưởng của tác phẩm. Cách viết này đã tạo nên những giá trị về mặt nghệ thuật:

– Giúp tác giả tạo nên bức tượng đài vĩ đại, hoành tránh về hình ảnh đất nước trong chiến đấu.

– Thể hiện được cảm hứng hào hùng khi miêu tả đất nước đứng lên từ đau thương.

II. Luyện tập

Theo Vanmau.top