Phân tích mối quan hệ và phát triển giữa kẻ sĩ hiện đại và người Nho sĩ truyền thống
Bài làm
Ngày xưa, những người tri thức được gọi là Nho sĩ. Còn ngày nay người có tri thức được gọi với cái tên là kẻ sĩ. Vậy kẻ sĩ của hiện đại và người Nho sĩ truyền thống có mối quan hệ như thế nào, chúng ta sẽ cùng đi phân tích và làm rõ nhé.
Chúng ta sẽ đi giải thích sâu hơn về hai cụm từ kẻ sĩ hiện đại và người Nho sĩ truyền thống. Nho sĩ truyền thống chỉ những người trí thức trong xã hội ngày xưa, chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ phong kiến. Nho sĩ gói trọn trong ba khái niệm tu thân, xử thế và chữ nghĩa. Kẻ sĩ chỉ tầng lớp những người tri thức trong xã hội hiện đại. Kẻ sĩ và Nho sĩ là hai khái niệm chỉ tầng lớp trí thức nhưng nó được sử dụng ở hai giai đoạn khác nhau của xã hội.
Dưới thời phong kiến, các triều đại phong kiến với chế độ uy quyền của mình cùng với việc biết trọng dụng nhân tài mà tồn tại lâu dài trong lịch sử. Trong thời phong kiến, các nho sĩ rất được trọng dụng và đãi ngộ, những người trí thức được coi là nguyên khí của quốc gia. Dưới mỗi triều đại khác nhau lại có cách sử dụng khác nhau. Qua các kì thi triều đình sẽ tìm chọn ra được những người tài giỏi, trọng dụng để giúp ích cho quốc gia, dân tộc. Những người Nho sĩ truyền thống rất coi trọng chữ tín và kỉ cương đạo đức. Những Nho sĩ thường là những người làm đúng theo chuẩn mực của xã hội, là những người hội tụ đủ các đức tính trung, hiếu, nghĩa, trí, tín. Đối với những người Nho sĩ thời xưa, thì họ luôn trung thành với vua, có hiếu với cha mẹ và chữ tín nghĩa hiệp với bạn bè, làng xóm. Làm bất cứ điều gì, các nhà Nho đều lo nghĩ sao cho hợp với đạo lí, không làm trái ý trời, lệnh vua. Như vậy, chúng ta có thể thấy tư tưởng hệ phong kiến đã chi phối đến các nhà nho sĩ thời xưa một cách sâu sắc. Họ sẵn sàng hi sinh vì dân vì nước khi đất nước cần.
Còn đến với những kẻ sĩ hiện đại, hay còn gọi là những người trí thức thời hiện đại, họ không ngừng phấn đấu học hỏi, kế thừa và phát triển truyền thống của những người Nho sĩ truyền thống. Đây chính là tầng lớp của những con người hiện đại, họ được nhận một nền giáo dục hiện đại của một xã hội hiện đại. Những trí thức hiện đại, họ chịu sự chi phối của xã hội hiện đại, chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, những trí thức hiện đại vẫn tiếp thu, kế thừa những đức tính tốt đẹp của người Nho sĩ truyền thống. Họ tích cực tham gia học tập, rèn luyện xây dựng và bảo vệ xã hội.
Những kẻ sĩ họ mang kiến thức trình độ của mình để tham gia xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp hơn. Những kẻ sĩ hiện đại mang trong mình sự nhiệt huyết, tinh thần của xã hội hiện đại, họ mạnh dạn và mạnh mẽ xóa bỏ mọi hủ tục trong xã hội.
Trong xã hội xưa, con người muốn có chỗ đứng trong xã hội thì phải có tri thức có học vấn. Trong xã hội ngày nay cũng vậy, con người muốn phát triển, muốn có một địa vị chỗ đứng nhất định trong xã hội thì cần phải có học thức. Những kẻ sĩ hiện đại hôm nay, đã và đang kế thừa và phát huy những tinh hoa của những người nho sĩ truyền thống. Dù ở thời đại nào thì tất cả các trí thức đều mong muốn mang phần công sức của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.