Phân tích hình ảnh mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
Bài làm
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn tiêu biểu và xuất sắc trong thời kì văn học kháng chiến chống Mĩ. Ông có rất nhiều tác phẩm có giá trị, và một trong số các tác phẩm đó thì chúng ta phải nhắc tới một tác phẩm rất quen thuộc đó chính là “Mảnh trăng cuối rừng” của nhà văn. Tác phẩm này đã được nhà văn viết rất thành công và chi tiết “mảnh trăng cuối rừng” trong tác phẩm cũng đã được Nguyễn Minh Châu để ở một vị trí rất quan trọng.
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn suốt cả cuộc đời đi tìm cái đẹp ẩn dấu trong tâm hồn của con người. Nhà văn đặt nhan đề cho tác phẩm của mình là “Mảnh trăng cuối rừng” có phải chăng nhà văn đã tìm thấy được hạt ngọc ẩn dấu trong lớp thanh niên trong thời kì chống Mĩ. “Hạt ngọc” được nhận ra vào giây phút bất ngờ, trong ánh trăng dịu dàng và nhè nhẹ. Mảnh trăng tượng trưng cho vẻ đẹp của con người. Đây chính là lí do nhà văn Nguyễn Minh Châu đặt tên cho tác phẩm của mình là “Mảnh trăng cuối rừng”.
“Mảnh trăng cuối rừng”,gợi cho người đọc có thể hình dung ra một khung cảnh lãng mạn. Nhà văn không gọi là vầng trăng mà lại gọi là mảnh trăng. Vì sao ư? Vì như chúng ta đã biết, vầng trăng là gợi sự tràn đầy, chúng ta có thể nhìn rõ được vầng trăng, cũng giống như hạt ngọc trong tâm hồn con người nếu đã rõ ràng, dễ nhận ra như vậy thì sao phải đi tìm nữa, còn mảnh trăng gợi lên cái vẻ đẹp của trăng nhưng bị che lấp đi mà ta chưa thấy rõ được, hơn nữa lại là mảnh trăng ở cuối rừng khiến chúng ta muốn tìm kiếm nét đẹp của trăng trong lớp vỏ bị che lấp, đó cũng giống như nét đẹp trong tâm hồn con người bị che giấu đi mà chúng ta cần khai thác. Trong những năm chống Mĩ ác liệt mưa bom lửa đạn như vậy,nhưng qua nhan đề chúng ta vẫn thấy được không khí lãng mạn.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã dùng hình ảnh mặt trăng biểu trưng cho vẻ đẹp trong tâm hồn của nhân vật Nguyệt. Nhà văn xây dựng hình ảnh nhân vật của mình cũng mang đầy ẩn ý, Nguyệt chính là trăng, Lãm chính là nhìn ngắm. Lãm chính là người phát hiện ra vẻ đẹp của Nguyệt. Trên cuộc hành trình Nguyệt đi nhờ xe Lãm, Lãm đã phát hiện ra nhiều điều bất ngờ từ Nguyệt. Lúc đầu, mới tiếp xúc với Nguyệt, Lãm nghĩ Nguyệt là một cô gái mạnh mẽ, cứng cỏi chắc giống như bao cô thanh niên xung phong khác. Nhưng khi xe bị hỏng, dừng lại sửa xe, lúc này Lãm mới phát hiện ra Nguyệt xinh đẹp như thế nào, một vẻ đẹp như sương mù. Khi ánh trăng lên, dường như vẻ đẹp của Nguyệt lúc này đã hòa lẫn vào ánh trăng sáng, khiến Lãm của thấy choáng ngợp trong vẻ đẹp ấy của Nguyệt. Vẻ đẹp của Nguyệt còn thể hiện qua hành động Nguyệt dũng cảm cứu xe, khiến Lãm dấy lên một tình yêu Nguyệt.
Khi Lãm đến đơn vị làm việc của Nguyệt, nhưng không gặp được cô vì lúc này Nguyệt cũng đang đi lên thăm Lãm, hai người họ bị ngược đường nhau, cùng đi trên một chiếc xe nhưng không nhận ra nhau. Họ lại bị lạc nhau. Cũng giống như vẻ đẹp của mặt trăng cuối rừng khó nắm bắt được.
Tất cả đã làm toát lên vẻ đẹp trong tâm hồn của Nguyệt. Vẻ đẹp của Nguyệt như hòa lẫn vào ánh trăng sáng nơi cuối rừng. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã sử dụng những hình ảnh tiêu biểu, và với ngòi bút sắc sảo Nguyễn Minh Châu đã xây dựng thành công các nhân vật của mình, nhà văn đã đi tìm được hạt ngọc ẩn dấu trong tâm hồn của con người.