Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh, Bài văn mẫu số 5
Hướng dẫn
Đề bài: Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ ” Chiều tối ” ( Mộ ) của Chủ tịch Hồ Chí Minh, SGK Ngữ văn lớp 11
Bài 5:
Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Trong quá trình tìm lại tự do cho dân tộc Bác đã phải chịu rất nhiều cực khổ, bị bắt giam hết lần này đến lần khác, bị chuyển từ nhà lao này đến nhà lao kia. Thế nhưng, ở Bác vẫn ánh lên phong thái ung dung, tự tại, yêu thiên nhiên, yêu con người giữa hoàn cảnh tù đày khắc nghiệt. Bài thơ “ Mộ” (Chiều tối) đã phần nào diễn tả phong thái, tinh thần ấy.
Bài thơ được trích trong tập thơ “ Nhật kí trong tù” được Bác viết khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. “ Nhật ký trong tù” gồm 134 bài thơ, trong đó có những khoảnh khắc giản dị trong ngày như: buổi sáng, buổi trưa, hoàng hôn, chiều tà… Nhưng mỗi bài thơ ấy đề nói lên tâm trạng và suy nghĩ của Bác, những đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần người tu cách mạng. Mùng 10/10/1942 Bác bị chuyển từ nhà lao huyện Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trong quá trình chuyển lao đầy khó khăn, gian khổ Bác sáng tác năm bài thơ ghi lại quá trình “ trèo núi qua chuông”, “ dầm mưa dãi nắng”,” muỗi rệp thi nhau hành hạ”. “Mộ” là bài thơ xố ba trong chùm năm bài thơ ấy.
Mở đầu bài thơ là cảnh thiên nhiên nơi núi rừng Quảng Tây nơi người tù đi qua:
“ Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
( Chim mởi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
Hình ảnh “ quyện điểu” và “cô vân” là hai hình ảnh ước lệ, gợi lên bằng vài nét chấm phá tạo vẻ đẹp cổ điển cho bài thơ. Thông thường sau một ngày chuyển lao mệt nhọc, người tù thường tranh thủ những giờ nghỉ để chợp mắt, để lấy lại sức. Nhưng Bác thì khác dù trong hoàn cảnh nào “ tay đeo gồng, chân vướng xiềng”, Bác vẫn hướng mắt lên bầu trời nhìn ngắm “ quyện điểu” và “ cô vân” để thả hồn vào thiên nhiên, để làm thơ. “ Quyện điểu”( cánh chim) là hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ, gợi về một buổi chiều tà. Trong thơ Bác cũng vậy, điểm khác ở thơ Bác với thơ cổ là: thường thì cánh chim trong thơ cổ là chim bay, cánh chim lượn nhưng còn thơ Bác lại là “ cánh chim mỏi”. Điều đó chứng tỏ Bác không chỉ cảm nhận được sự vận động bên ngoài của cánh chim mà còn hiểu roc được sự vận động trong của cánh chim, sựu mệt mỏi của nó sau một ngày kiếm ăn vất vả. Phải chăng có một sự đồng điệu giauwx bác với cánh chim kia. Sau một ngày chuyển lao vất vả Bác cũng đã mệt mỏi. Hình ảnh “ quyện điểu” cho ta thấy tâm hồn ung dung, tự tại của Bác bắt nguồn từ tình yêu thương vô hạn của Bác dành cho mọi sự sống trân đời. So với bản phiên âm thì bản dịch thơ chưa dịch sát được chữ “ cô”. “ Cô vân mạn man” cho thấy sự lứng lờ không muốn trôi đi, sự mất phương hướng, sự cô đơn, cô độc. Ấy thế, bản dịch thơ thành “ chòm mây trôi nhẹ” chưa thể hiện hêt sđược sự cô đơn, lẻ loi đến tột cùng, chưa dịch hết được những ý thơ của Bác. Từ đó, làm nổi bật lên tinh thần thép, phong thái ung dung, tự tại của Bác, dù đang mệt mỏi trong hoàn cảnh tù đày, Bác vẫn thả hồn vào thiên nhiên, cho thấy tình yêu thiên nhiên tah thiết của Bác. Nói tóm lại, khổ thơ đầu thể hiện tình yêu thiên nhiên bất chấp hoàn cảnh tù đày và phong thái ung dung của người tù Cách mạng trong hoàn cảnh lao khổ.
Nếu như hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên thì đến với hai câu thơ sau ta bắt gặp hình ảnh con người thôn dã, hình ảnh trung tâm của bức tranh:
“ Sơn thôn thiếu nữ bao ma túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
( Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng)
Giữa khung cảnh hoang sơ của núi rừng, cô “ thiếu nữ” hiện lên như trung tâm của mọi ánh nhìn tạo vẻ đẹp hiện đại cho bài thơ. So với phiên âm, bản dịch lại dịch từ “ thiếu nữ” thành “ cô em” chưa thể hiện được sự trân trọng của Bác. Nếu trong thơ bà huyện Thanh Quan con người thật nhỏ bé chỉ xuất hiện để tô điểm cho thiên nhiên bao la, rộng lớn: “ lom khom dưới núi, tiều vài chú/ lác đác bên sông, chợ mấy nhà” Thì với thơ Bác con người giữ vị trí trung tâm điều khiển sự vận động của thời gian. Còn nếu trong thơ cổ hình ảnh người phụ nữ hiện lên thật đài các, kiêu sa. Thì ở thơ Bác lại là hình ảnh người phụ nữ lao động khỏe khoắn, đang mệt mài xay ngô. Từ những điều đó cho thấy sự trân trọng, yêu mến của Bác đối với mọi người dân lao động. Sang câu thơ cuois ta bắt gặp hình ảnh “ bếp lửa hồng” ấm áp gợi lên sự sum vầy, hạnh phúc. Chữ “ hồng” trong thơ cổ người ta thường gọi là” con mắt thơ”, “ thi nhãn hay nhãn tự”. Chỉ với một chữ “ hồng” Bác đã làm sáng lên toàn bộ bài thơ, sáng rực lên khuôn mặt của cô em xóm núi. Chữ “ Hồng” đã xua tan hết những cái cô đơn, lạnh lẽo ở hai mươi bảy chữ kia. Phải chăng khi nhìn “ bếp lửa hồng” Bác nhớ về quê hương, nhớ nhà, càng quyết tâm tìm lại độc lập tự do cho dân tộc. Nói tóm lại, khổ thơ cuối này cho ta thấy tình yêu thương bao la của Bác Hồ với người dân lao động, phải là một người nghệ sỹ mới có thể cảm nhận và yêu thương con người đến vậy. Bài thơ cho thấy sự vận động của mạch tư tưởng, mạch cảm xúc: từ tối đến sáng, từ tàn lụi đến sinh sôi, từ lạnh lẽo đến ấm áp tình người.
Bài thơ không chỉ thành công về nghệ thuật với sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại mà còn thể hiện rõ tâm hồn thi sĩ, nghệ sĩ của Hồ Chủ Tịch
Đồng thời cho ta thấy tinh thần thép, phong thái ung dung, lạc quan, tình yêu thiên nhiên, yêu con người tha thiết của Người.
Xem thêm: Những bài văn mẫu phân tích bài thơ Chiều tối: Chiều tối
Theo Sachvanmau.com