Phân tích hai khổ thơ cuối bài Vội Vàng Xuân Diệu
Hướng dẫn
Mục Lục
- 1 Bài văn mẫu phân tích hai khổ cuối bài thơ Vội vàng
- 1.1 Mở bài vội vàng
- 1.2 Thân bài phân tích hai khổ cuối Vội Vàng
- 1.2.1 Ý khái quát
- 1.2.2 Phân tích khổ 3
- 1.2.3 Phân tích khổ 4
- 1.2.4 Khái quát đoạn thơ
- 1.3 Kết bài Vội vàng
Đề bài: Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau đây trong bài Vội Vàng của Xuân Diệu:
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua…
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”
Bài văn mẫu phân tích hai khổ cuối bài thơ Vội vàng
Mở bài vội vàng
Thơ là cây đàn mưôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim, thơ diễn tả rất thành công mọi cung bậc tình cảm của con người, niềm vui, nỗi buồn, sự cô đơn tuyệt vọng. Có những trạng thái tình cảm của con người chỉ có thể diễn đạt bằng thơ. Vì vậy thơ không chỉ nói hộ lòng mình, mà thơ còn có thể hiện tình yêu, niềm say mê tha thiết. Với lòng yêu cuộc sống, khát khao tân hiến, tân hưởng Xuân Diệu đã viết nên bài thơ “Vội Vàng”, đặc biệt hai khổ thơ cuối của tác phẩm đã thể hiện rất thành công điều đó.
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua…
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”
Thân bài phân tích hai khổ cuối Vội Vàng
Ý khái quát
Quả không sai khi nói rằng với người làm thơ, bài thơ là một phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng, chỉ có cảm xúc chân thành, mãnh liệt mới là cơ sở cho sự ra đời một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Cảm xúc càng mãnh liệt thăng hoa thì thơ càng nhiều khả năng chinh phục, ám ảnh trái tim người đọc. Mang trong mình sứ mệnh, cao cả của một nhà thơ, khi sáng tạo nghệ thuật Xuân Diệu luôn tìm tòi sáng tạo cho mình một hướng đi riêng, khác với những nhà thơ cùng thời. Với phong cách mới mẻ nhà thơ Xuân Diệu đã khẳng định được vị trí của mình trên các diễn đàn thơ ca, với những cái tên như “ông hoàng của thơ tình”, “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, tiêu biểu cho phong cách sáng tạo của Xuân Diệu trước cách mạng có thể kể đến bài thơ “Vội Vàng”, bài thơ được in trong tập “thơ thơ” xuất bản năm 1938.
Phân tích khổ 3
Nếu ở khổ thơ đầu là cái tôi trữ tình và bức tranh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ, thì đến hai khổ thơ tiếp theo thi sĩ Xuân Diệu đã thể hiện khát khao được sống hết mình với tuổi trẻ, thời gian của cuộc đời. Đoạn thơ được mở đầu bằng hai câu thơ nói về sự vận động của mùa xuân.
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già.
Dù nhìn cuộc đời bằng cặp mắt “xanh non biếc rờn”, nhưng ở Xuân Diệu cũng không tránh khỏi sự nuối tiếc, hoài nghi và mất mát. Điều thi sĩ sợ nhất là tuổi trẻ đi qua, tuổi già mau tới, bởi thời gian trôi đi là vĩnh viễn không thể lấy lại được. Các cặp từ trái nghĩa “tới – qua”, “non – già”, đã cho người đọc thấy được những cảm nhận tinh tế của tác giả cái là ta đang có, cũng là cái ta đang mất, trong hiện tại có quá khứ và hé mở tương lai.
Ngô Thì Nhậm đã nói, “thơ khởi phát từ lòng người ta”, thật vậy bởi thơ là tiếng nói của trái tim, là nơi gửi gắm tư tưởng, tình cảm của tác giả với tình yêu cuộc sống, nồng nhiệt. Xuân Diệu đã lấy sinh mạng cá thể của mình để làm thước đo cho thời gian, thậm chí thi sĩ lấy quãng ngắn nhất, giàu ý nghĩa nhất trong sinh mệnh đời người làm thước đo là tuổi trẻ.
“Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”,
Chữ “Xuân” được điệp đi điệp lại nhiều lần, nó vừa là xuân của đất trời vừa, là xuân của tuổi trẻ, cho nên mỗi lần chữ “Xuân” điệp lại là mỗi lần ta bắt gặp cái ngậm ngùi, nuối tiếc của thi nhân. Xuân của thiên nhiên thì còn mãi, mà xuân của cuộc đời thì đã hết, dù lòng người có rộng đến đâu thì lượng trời vẫn cứ chật, nên tuổi trẻ không thể dài thêm mãi, vì lẽ đó nên Xuân Diệu đã nồng nhiệt như định.
“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.
Thước đo thời gian của thi sĩ là tuổi trẻ và tuổi trẻ thì một đi không trở lại.Trong cái mênh mông của đất trời, cái vô cùng, vô tận, vô vô thủy của thời gian, sự có mặt của con người thật ngắn ngủi. Nghĩ về điều này Xuân Diệu đã ngậm ngùi:
“Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”.
Đọc câu thơ ta như thấy rất rõ tiếng thở dài bất lực của thi nhân và cái bâng khuâng, nuối tiếc của nhà thơ đang thả vào đất trời. Dường như trước mặt người đọc là cả một trời nuối tiếc và điều ấy ta đã từng bắt gặp trong câu thơ.
“Đời tôi trải lòng ta không vĩnh viễn
Vừa xịch gối chăn mộng vàng tan biến
Dung nhan xê động sắc đẹp tan tành”.
( Giục giã –Xuân Diệu)
Và nỗi nuối tiếc ấy nhuốm vào cả đất trời, thiên nhiên cảnh vật.
“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp núi sông đều than thầm tiễn biệt”.
Hai câu thơ thể hiện rất tinh tế cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu, cảm nhận ấy không chỉ bằng thị giác mà còn bằng cả khứu giác, vị giác, mỗi khoảnh khắc đang rời bỏ hiện tại để trở thành quá khứ đều được hình dung như một cuộc chia ly, tất cả vạn vật dường như đều phải chấp nhận quy luật nghiệt ngã ấy của Xuân Diệu.
“Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải trăng hờn một nỗi phải bay đi
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa
Chính vì ý thức được những quy luật nghiệt ngã của thời gian và Xuân Diệu đã thốt lên.
“Chẳng bao giờ tôi chẳng bao giờ nữa
Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm
Từ than thở, nuối tiếc, lo lắng Xuân Diệu chợt tỉnh vì “mùa chưa ngả chiều hôm”, ý nghĩa là mùa xuân đang còn trẻ trung chưa già, nên con người ta phải vội vàng hối hả để tận hưởng hết những hương sắc của cuộc đời. Bởi không thể “tắt nắng”, “buộc gió”, cũng không thể cầm giữ được thời gian lên nhà thơ chỉ còn cách thực tế nhất là chạy đua với thời gian, tranh thủ sống.
Phân tích khổ 4
Đó cũng chính là lý do vì sao thi nhân đã khép lại bài thơ bằng một đoạn thơ mang màu sắc ái ân, mãnh liệt để ở đó ta thấy được sự vô tận say đắm rất đỗi Xuân Diệu.
“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn,
Ta muốn xiết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều”
Nếu đoạn thơ trên mang nhịp điệu chậm rãi, mang đầy nỗi nuối tiếc, thì ở khổ thơ này ta lại bắt gặp sức sống mãnh liệt, nhịp thở nhanh, giục giã đầy khỏe khoắn. Đoạn thơ được mở đầu bằng ba chữ “Ta muốn ôm ” như phơi bày hết sự ham muốn cuồng nhiệt của Xuân Diệu, với cuộc sống trần thế, mở đầu bài thơ Xuân Diệu xưng “tôi”, với ước muốn táo bạo “tắt nắng”, “buộc gió”, thì khi kết thúc bài thơ cái tôi ấy đã hòa vào cái ta chung để cùng nhau tận hưởng hết những hương sắc của cuộc đời, và ngày liền sau ấy là cả một sự sống tươi non đang bắt đầu mơn mởn. “Mơn mởn” là từ láy rất gợi cảm thể hiện độ tươi non của cảnh vật, khiến cho lòng người trào lên bao khao khát.
“Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn.
Làm cây đa quấn quýt cả mình Xuân
Không muốn đi mãi mãi ở vườn Trần
Chân hóa dễ để hút mùa dưới đất”.
( Thanh niên- Xuân Diệu)
Điệp từ “ta muốn” được điệp lại năm lần như một nhịp điệu hối hả, hơi thở gấp gáp của thi nhân, nhà thơ cuồng nhiệt tới mức cuống quýt, rối rít như muốn giang tay ốm hết cả vũ trụ, cuộc đời vào lòng “muốn say cánh bướm với tình yêu, muốn gom hết vào lồng ngực trẻ trung ấy”, vào một cái hòm để rồi thi sĩ như con ong bay đi hút mật cuộc đời đã đầy no nê mới chịu bay đi,
“Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng Ta muốn cắn vào ngươi”.
Dưới ngòi bút của Xuân Diệu, mùa xuân như có dáng, có hồn, có màu sắc, mùa xuân như đôi môi, gò má của người thiếu nữ tràn đầy sức sống, trinh nguyên. Đứng trước vẻ đẹp ấy của mùa xuân nhà thơ không thể đến nỗi lòng mình và đã đi đến một cử chỉ đồ vật vô cùng đáng yêu:“hỡi xuân hồng Ta muốn cắn vào ngươi”.
Khái quát đoạn thơ
Có lẽ trong các bài thơ của Xuân Diệu thì “vội vàng”, là những vần thơ Xuân Diệu nhất bởi nó mang hơi thở của nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt sống hết mình sống trọn vẹn với những phút giây của tuổi trẻ, tư tưởng đó được thể hiện qua những câu thơ giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, biện pháp điệp từ sử dụng các từ láy.
Kết bài Vội vàng
Nhà thơ Thế Lữ đã có nhận xét rất tinh tế trong lời tựa tập thơ thơ của Xuân Diệu, Xuân Diệu là một người ở đời. Hồn thơ của anh được xây dựng trên đất của những tấm lòng trần gian, như vậy bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu là lời giục giã mọi người hãy sống vội vàng, sống hết mình với cuộc sống hạnh phúc chính là sống vội vàng, đồng thời bài thơ cũng nhắc nhở chúng ta phải biết trân trọng những hạnh phúc mà mình đang có./.
Xem thêm những bài văn mẫu: VỘI VÀNG
Theo Sachvanmau.com