Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh, Bài văn mẫu số 2
Hướng dẫn
Đề bài: Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ ” Chiều tối ” ( Mộ ) của Chủ tịch Hồ Chí Minh, SGK Ngữ văn lớp 11
Bài 2:
Hồ Chí Minh là một vĩ lạnh tụ vĩ đại của dân tộc. người không chỉ là một nhà chính trị lỗi lạc mà còn là một nhà thơ lớn của dân tộc. Trong sự nghiệp sáng tác của mình người đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị trong đó phải nói đến tập “Nhật ký trong tù”, tập thơ đã khắc họa bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh. Trong đó tiêu biểu là bài thơ “Mộ”(chiều tối). Bài thơ không chỉ đơn giản là tả lại cảnh núi rừng, thôn dã mà còn ẩn chứa trong đó là một ước mơ tự do cho bản thân, ước mơ được quay trở lại quê hương để hoàn thành xứ mệnh của mình.
Tháng 8/1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam đồng minh hội Hồ Chí Minh đã lên đường sang Trung Quốc để nhờ sự viện trợ của các nước khác. Khi đến Túc Vinh ( Quảng Tây) Bác đã bị chính quyền Tướng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt mười ba tháng ở trong tù, Bác bị đày ải cực khỏ nhưng Bác vẫn làm thơ. Bác sáng tác được 134 bài thơ bằng chữ Hán, được viết trong cuốn sổ tay được gọi là “ Nhật ký trong tù” được dịch sang tiếng việt và in lần đàu tiên vào năm 1960. “ Mộ” ( Chiều tối) là bài thơ thứ 31 của tập thơ. Cảm hứng của bài thơ được gợi lên trên đường chuyển lao của bác từ Tình Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.
Mở đầu bài thơ, Bác đã khắc họa lên một bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng Quảng Tây:
“ Quyền điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
( Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
Với những hình ảnh “ quyện điểu” ( cánh chim mỏi) và “ cô vân” ( chòm mây cô đơn, lẻ loi) Bác đã thể hiện được vẻ đẹp cổ điển của bài thơ, hiện ra bằng vài nét chấm phá, ước lệ tượng trưng và đây chính là những hình ảnh thường thấy trong thơ Đường. Câu thơ ngắn gọn, hàm súc đã thể hiện được sự hòa quyện giữa người và vật tạo nên vẻ đẹp “ quyện điểu”. Những chú chim nhỏ sau một ngày lao động vất vả,mệt mỏi cũng đã tìm về chiếc tổ ấm đẻ có được những giấc ngủ yên bình. Cũng như Bác sau một ngày chuyến lao mệt nhọc,Bác muốn có những giây phút yên bình để bớt mệt mỏi, u sầu, Bác muốn có một nơi dừng chân để yên giấc. Cảnh chim mỏi cũng giống như những gian nan mệt mỏi mà Bác đã trải qua trong sướt những ngày chuyến lao. Hình ảnh “ cô vân mạn man” thể hiện chiều sâu rông lớn, mênh mông, cô đơn quạnh vắng. Và được thể hiện rõ trong nguyên văn chữ Hán, khi dịch sang tiếng Việt người dịch thơ đã không dịch được sát ý từ “ mạn mạn” và “ cô”.“ mạn mạn” là những chòm mây lững lờ, lẻ loi trên bầu trời bao la, rộng lớn, là những khoảng không trong tâm hồn thi sĩ, là những lo toan cho dân tộc khi chưa dành được độc lập. Và hơn nữa là “ cô vân” đã tạo ra chiều sâu, chiều cao của bức tranh núi rừng nơi Quảng Tây. Tất cả đều bao trùm lên bằng sự mệt mỏi của một ngày dài lê bước trên đường trường… Nhưng ở Bác, Bác vẫn giữ được trái tim nhiệt huyết, tinh thần lạc quan, ung dung, tự tại. Nói tóm lại, hai câu thơ đầu của Bác đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên núi rừng Quảng Tây. Đồng thời, thể hiện một tinh thần lạc quan, ung dung, yêu đời, yêu cuộc sống, vượt lên mọi hoàn cảnh và một lòng nồng nàn yêu nước.
Với hai câu thơ cuối Bác đã làm sáng bừng lên cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi núi rừng:
“ Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lỗ nhĩ hồng”
( Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng)
Phần đầu bài thơ Bác đã khăc họa lên một bức tranh có vẻ u buồn, ảm đạm thì ở đây, hai câu thơ cuối Bác vẽ lên một bức tranh mang vẻ đẹp hiện đại, khỏe khoắn, trẻ tring, tươi vui với những hình ảnh “ cô em xóm núi”, “lò than đã rực hồng”. “ Xóm núi” hiện lên đã làm ấm áp lòng người, xóa tan những mệt mỏi bủa vây trong tâm trí thi sĩ. Và hơn thế, là hình ảnh “ cô thiếu nữ” đã làm tan biến sự cô đơn, lắng lặng của bài thơ. Trong thơ xưa, các thi nhân thường vĩ người thiếu nữ là “ liễu yếu đào tơ” thì trong thơ Bác người thiếu nữ hiện lên trong lúc lao động, hình ảnh bình dị, đời thường, rất đỗi quen thuộc với người nông dân Việt Nam lúc bấy giờ. Không chỉ vậy trong thơ xưa người nông dân hiện lên với sức sống nhợt nhạt, chỉ để tôn vinh lên vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của thiên nhiên như “ Truyện Kiều” ( Nguyễn Du), “ Qua đèo ngang” ( bà Huyện Thanh Quan).. Thì trong thơ của Bác dường như con người đã trở thành vị trí trung tâm của mạch thơ, mạch cảm xúc. Hình ảnh thiếu nữ đã là điểm nhấn của bức tranh cuộc sống của con người. Bác tôn trọng, trân trọng và thốt lên gọi họ là “ cô em”, “ thiếu nữ”. Không chỉ trong văn thơ, mà trong di chúc của mình, Bác đã rất coi trọng và nâng niu con người. Bác không yêu thương những đồng bào trong nước, mà Bác còn dành tất cả tình thương cho những con người bị áp bức, bóc lột của mọi nơi trên thế giói. Và chúng ta có thể nhận thấy rõ bác rất thương yêu và tôn trọng con người dù là đời thực hay văn thơ. Bằng biện pháp điệp cấu trúc” ma bao túc”,“ bao túc ma”, lại một lần nữa Bác thể hiện được sự cần cù, chăm chỉ, siêng năng của con người nơi núi rừng Quảng Tây..Đồng thời, thể hiện được sự thay đổi về thời gian của mạch thơ, thể hiện được sự ấm áp, gần gũi của một mái ấm, sự sum họp, đòan tụ của gia đình, nó làm sống dậy những cảm xúc của một người xa quê. Đối với Bác chữ “ Hồng” đã làm sáng rực lên toàn bài thơ, xóa tan những mệt mỏi, nặng nề, vội vã hiện lên xuyên suốt ba câu thơ đầu, làm sáng lên khuôn mặt của người thiếu nữ xay xong ngô tối. Chữ “ Hồng” trong nghệ thuật thơ Đường người ta gọi là “con mắt thơ”( thơ nhãn hay nhãn tự) của bài thơ. Nó làm sáng rực lên, nó cản lại, chỉ một chữ thôi với hai bảy chữ khác dù có nặng đến đâu đi nữa, với chữ “ Hồng” đso đâu còn ai camt thấy mệt mỏi, nặng nề… Đó chỉ còn là màu đỏ nhuốm lên, bóng lên, nhuốm lên khuôn mặt, lao động của cô em đang yêu. Đó là màu đỏ của tình cảm Bác. Hai câu cuối khép lại bài thơ, Bác đã hiện được bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người, đông thời thể hiện lòng yêu đời, yêu đời tha thiết…“ Chiều tối” ( Mộ) đã hiện lên được sự vận động của mạch thơ, mạch cảm xúc của toàn bài: đi từ tối đến sáng, từ lạnh lẽo cô đơn sang ấm nóng tình người…
Thành công của bài thơ chính là sự hòa quyện giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại, giữa trữ tình và tinh thần thép của người tù cách mạng. Thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn, Từ ngữ và hình ảnh sinh động đã góp phần không nhỏ cho việc thể hiện buawcs tranh thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt nơi núi rừng.
Tóm lại, bài thơ thể hiện tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ, chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh: yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống, luôn ung dung, tự tại, lạc quan, vượt qua mọi cảnh ngộ của cuộc sống và một tinh thần nống nàn yêu nước.
Xem thêm: Những bài văn mẫu phân tích bài thơ Chiều tối: Chiều tối
Theo Sachvanmau.com