Nghị luận xã hội: “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”
Hướng dẫn
Các em thân mến, gần đây chúng ta cứ loay hoay với những đề nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống: Thực phẩm bẩn, biến đổi khí hậu, nghiện face book, sống ảo của giới trẻ, Chuyến thăm của tổng thống O -ba -ma ở Việt Nam, rồi đến môi trường, cá chết ở biển miền Trung, …. biết đâu lại thi vào 1 câu ngạn ngữ, danh ngôn rất giản dị, không ai ngờ tới. Các em ôn cả dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lí nữa nhé! cô giới thiệu với các em 1 câu ngạn ngữ rất ý nghĩa. Có thể không trúng nhưng ta ôn để biết cách làm bài.
Đề bài: Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu danh ngôn “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc” (Ngạn ngữ Gruzia).
Hướng dẫn cách làm bài: Đây là dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lí.
A. MB – Giới thiệu vấn đề nghi luận:
+ Học tập là quá trình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người bởi “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc” (Ngạn ngữ Gruzia).
+ Trong quá trình học tập, mỗi học sinh phải ý thức được mục đích của quá trình học tập đó.
B. TB
a. Giải thích khái niệm
- Giải thích thuật ngữ “hạt giống”:Theo nghĩa đen, hạt giống là yếu tố dung để ươm mầm nên cây cối. Để cây cối tốt tươi hoa thơm trái ngọt thì phải có hạt giống tốt.Tác giả vận dụng hình ảnh hết sức ấn tượng “học tập là hạt giống của kiến thức”:
Ý nói rằng để có được kiến thức, con người phải học tập. Học tập để thu nhận kiến thức làm nền tảng cơ bản dẫn tới sự thành công.
- Vì sao Học tập là hạt giống của kiến thức
+ Quá trình học tập mà trước hết học tập trong nhà trường sẽ giúp con người kiến thức cơ bản của cuộc sống trên nhiều lĩnh vực: tự nhiên, xã hội…+ Những kiến thức đó sẽ làm cơ sở nảy nở và tiếp thu được những kiến thức thuộc các lĩnh vực khác chuyên sâu và chuyên ngành hơn.DC: Hầu hết những người nổi tiếng đều phải trải quá quá trình học tập cần cù, chịu khó trên ghế nhà trường như Lê-nin, Bác Hồ, hay những tấm gương các nhà bác học vĩ đại Anh-xtanh, Lô-mô-nô-xốp…
+ Học tập ở đây còn bao gồm quá trình tự học, tự học là hành trình của cả đời người. Mỗi chúng ta phải tự gieo những hạt giống kiến thức trong suốt quá trình của đời mình.
Điều đó, lí giải tại sao nhiều văn hào, nhiều bác học không tốt nghiệp đại học hoặc thậm chí cả trung học mà vẫn đạt được nhiều thành tựu vĩ đại trên lĩnh vực khoa học.
DC: Bill Gtes (Bưu ghết) – ông vua máy tính của thế giới đã bỏ đại học năm thứ 3 để lập công ti máy tính riêng. Nhưng trong quá trình đó, ông đã miệt mài trong thư viện đọc sách và học tập. Sự luôn hoài nghi và mong ước khám phá đã giúp ông sáng tạo ra phần mềm lớn nhất hiện nay.
- Vì sao kiến thức là hạt giống của hạnh phúc:+ Mỗi người có thể có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc, nhưng hạnh phúc là đích đi tới của mỗi người trong cuộc sống.+ Có kiến thức, con người mới có thể hành động để tiến tới hạnh phúc, bởi tri thức là sức mạnh.
+ Có kiến thức, con người mới hiểu biết để cảm nhận và trân trọng những thành quả của cuộc sống, tự mình tìm kiếm hạnh phúc.
DC: là một nhà tư tưởng vĩ đại suốt đời phấn đấu cho lí tưởng, bằng sự hiểu biết của mình về hiện thực thế giới, C. Mác đã dạy con hiểu về Hạnh phúc trong thời đại bấy giờ:Hạnh phúc là đấu tranh.
= > Câu nói chỉ ra mối quan hệ nhân quả: quá trình- kết quả của con đường học tập. Bắt đầu từ học tập, con người sẽ thu nhận được nhiều thành quả trong đời sống.
b. Bàn luận mở rộng vấn đề, nêu ý nghĩa của câu danh ngôn:
– Câu danh ngôn đã chỉ ra một hành trình đi đến hạnh phúc trong đó học tập là con đường, đích đến hạnh phúc cho mỗi học sinh chúng ta.
– Vấn đề là lựa chọn cách học phù hợp để có thể gieo giống tốt đẹp vào trong tâm hồn, chứ không phải cách học gạo, học chống đối, máy móc, đọc chép lấy điểm cao tức thời.
– Muốn thế, cách dạy trong nhà trường cũng phải phù hợp để làm sao không truyền thụ kiến thức cho học sinh không thụ động. Ngoài học tập để lấy kiến thức, giảo viên còn phải chú ý dạy kĩ năng sống thích hợp để học sinh có thể tìm thấy hạnh phúc trong đời sống của mình.
C. KB
– Khẳng định lại vai trò của học tập.
– Định hướng của học sinh trong học tập để thu nhận được kiến thức, đạt được thành công và hạnh phúc.
Đề sưu tầm.
Bộ đề nghị luận xã hội