Tìm Kiếm

Nghị luận xã hội: Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn

Nghị luận xã hội: Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn

Hướng dẫn

Đề Nghị luận về tư tưởng đạo lí:

Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

Hướng dẫn làm bài:

Mở bài: Giới thiệu vấn đề, trích dẫn ý kiến trong đề bài

1. Giải thích ý kiến

– Biết tự hào về bản thân là thái độ hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có, về những đóng góp của mình cho cuộc sống; biết xấu hổ là cảm thấy hổ thẹn về sự kém cỏi và những lỗi lầm của mình trước người khác.

– Nội dung ý kiến: Đề cao việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc về bản thân, hướng đến sự hoàn thiện mình.

2. Luận bàn về ý kiến

  • Vì sao Biết tự hào về bản thân là cần thiết?

+Khẳng định sự cần thiết của việc biết tự hào: biết tự khẳng định mình, giúp bản thân tự tin hơn trong cuộc sống và trong công việc, có thêm động lực để vươn tới những ước mơ lớn hơn.

+ Tự hào là cần thiết:

× Người tự hào thường là người hiểu rõ bản thân, nhất là sở trường, các tốt đẹp của bản thân. Do đó cũng dễ là người có thái độ tự tin.

× Tự hào thường mang lại những cảm xúc tích cực. Nó giúp người ta dễ phấn khởi trong hành động. Do đó cuộc sống dễ đạt được những thành công.

  • Vì sao biết xấu hổ còn quan trọng hơn?
 

× Biết xấu hổ, người ta dễ tránh những lỗi lầm sai trái.

× Biết xấu hổ, người ta dễ nổ lực vươn lên để khắc phục những kém cỏi của bản thân.

× Biết xấu hổ, người ta dễ có lòng khiêm tốn, có tinh thần trách nhiệm, có lương tâm.

× Biết xấu hổ là một trong những biểu hiện của lòng tự trọng, của nhận thức về phẩm giá con người.

× Biết xấu hổ, người ta cũng dễ biết kiềm chế bản thân trước các tình huống.

  • Phê phán thái độ tự cao, tự đại (tự đánh giá mình quá cao, quá lớn vì thế mà trở nên hợm hĩnh).
  • Khẳng định sự cần thiết của việc biết xấu hổ: giúp con người có ý thức điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với những chuẩn mực đạo đức; biết xấu hổ còn quan trọng hơn biết tự hào bởi nó là biểu hiện của ý thức hoàn toàn tự giác, xuất phát từ lương tâm, giúp con người nâng cao năng lực và hoàn thiện nhân cách.
  • Phê phán thái độ tự ti, mặc cảm (tự đánh giá thấp bản thân nên thiếu tự tin).

3. Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức sâu sắc về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

– Nghiêm khắc đối với chính mình; không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nhân cách.

Kết bài: có thể nhấn mạnh và Mở rộng vấn đề: Làm sao để có lòng tự hào và tự trọng:

+ Cần có hiểu biết và ý thức về giá trị con người và cuộc sống.

+ Cần có hiểu biết về ý nghĩa quan trọng của phẩm giá cá nhân.

+ Cần nỗ lực phấn đấu rèn luyện trau dồi những phẩm chất và kỹ năng sống cần thiết để sống tốt.

Admin biên tập.
Bộ đề nghị luận xã hội