Tìm Kiếm

Nghị luận về câu nói của Vích-to Huy-gô: “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”

Nghị luận về câu nói của Vích-to Huy-gô: “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”

Hướng dẫn

Suy nghĩ của anh/chị về quan niệm của đại văn hào Vích-to Huy-gô: “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”

* Về kĩ năng:

– Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.

– Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: (0,25 điểm)

2. Giải thích quan niệm của đại văn hào V. Huy-gô: (0,5 điểm)

– Thương yêu nhau là sự đồng cảm, chia sẻ, hiểu biết giữa con người với con người, là sự cưu mang, giúp đỡ người khác để họ có thể vượt mọi khó khăn, gian khổ, vượt qua cả chính mình, làm chủ bản thân, làm nên thành công trong cuộc đời.

=> Quan niệm sống của V. Huy-gô: đề cao, tuyệt đối hóa tình thương yêu giữa con người với con người.

3.Phân tích và bàn luận: (0,75 điểm)

– Vì sao tình thương yêu được tuyệt đối hóa như vậy?

+ Tình thương yêu khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, cảm thông, đùm bọc lẫn nhau và đem lại hạnh phúc cho nhau.

+ Tình thương yêu không thể dùng vật chất và quyền lực mà có được, đó là tình cảm tự nhiên xuất phát từ tình người.

+ Tình thương yêu mà con người dành cho nhau có thể trường tồn với thời gian, có thể vượt qua cường quyền và bạo lực, có thể cảm hóa được con người.

– Lấy ví dụ cụ thể trong cuộc sống, trong văn chương để chứng minh.

4. Bàn luận mở rộng: (1,0 điểm)

– Đời sống tình cảm của loài người là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó làm nên sự sống của loài người (phân biệt với loài vật). Chính nhờ tình thương yêu giữa con người với con người mà kết tinh thành những thứ tình cảm bao la rộng lớn khác như: tình yêu gia đình, tình yêu làng xóm, quê hương và rộng lớn hơn là tình yêu đất nước.

– Tuy nhiên, quan niệm của V. Huy-gô là tuyệt đối hóa tình thương (trên đời, chỉ có điều ấy thôi…). Đó là một quan niệm hết sức siêu hình – khẳng định tình thương có thể cứu rỗi nhân loại, tình thương có thể cải tạo xã hội.

– Sống trong “xã hội ăn thịt người”, quan niệm của V. Huy-gô, một mặt xoa dịu nỗi đau cho con người, nhưng mặt khác lại thủ tiêu sự đấu tranh cải tạo xã hội.

– Phê phán, bác bỏ: Lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ người khác…

5. Liên hệ bản thân: (0,5 điểm)

– Rút ra bài học về phương châm sống xứng đáng là con người có đạo đức, có nhân cách và hành động vì tình thương.

 

Theo Sachvanmau.com