Giới thiệu về bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng đầy đủ chi tiết nhất
Hướng dẫn
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá giữ oai hùng” những câu thơ thể hiện đầy chân thực hình ảnh và tinh thần bất khuất của người lính Tây Tiến trong cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước. Để có thêm những thông tin thú vị về bài thơ Tây Tiến, các bạn hãy cùng tham khảo bài giới thiệu về bài thơ Tây Tiếnmà vanmau12.com cung cấp dưới đây nhé!
1. Xuất xứ bài thơ
Bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng được in trong tập “Mây đầu ô” (1986), tên bài thơ còn là tên của một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947 với nhiệm vụ chính là phối hợp với quân đội Lào chống lại quân thực dân Pháp.
Đoàn quân Tây Tiến chủ yếu là các chiến sĩ người Hà Nội, phần đông là học sinh sinh viên như nhà thơ Quang Dũng. Những chiến sĩ chiến đấu khắp các địa bàn Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Sầm Nứa (Lào), trong hoàn cảnh rất khó khăn gian khổ, thiếu thốn và nguy hiểm bởi bệnh sốt rét hoành hành. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn rất lạc quan và dũng cảm chiến đấu. Vào cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, xa đơn vị chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh ông đã viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến”, sau này ông đổi thành “Tây Tiến”.
Bài liên quan đến bài thơ Tây Tiến:
>>Giới thiệu về nhà thơ Quang Dũng – Tác giả của bài thơ Tây Tiến
>>Phân tích bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng – Văn mẫu lớp 12 tuyển chọn
>>Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng
>>Hướng dẫn soạn văn Tây Tiến của tác giả Quang Dũng
2. Nội dung của bài thơ
– Bài thơ thể hiện nỗi nhớ của tác giả về thiên nhiên miền Tây Bắc
Bài thơ thể hiện nỗi nhớ của tác giả về thiên nhiên miền Tây Bắc hoang sơ, xa vắng nhưng thơ mộng và trữ tình. Hơn nữa, bài thơ còn bộc lộ nỗi nhớ con người, Quang Dũng nhớ tới những người đồng đội trong binh đoàn Tây Tiến, những chiến sĩ hào hoa, dũng cảm, giàu lòng yêu nước, chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc.
– Quang Dũng đã khắc họa rất rõ nét và thành công hình tượng người lính Tây Tiến
Với bài thơ “Tây Tiến”, tác giả Quang Dũng đã khắc họa rất rõ nét và thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ của Tây Bắc. Những người lính mang vẻ đẹp lãng mạn và đậm chất bi tráng. “Tây Tiến” là một bài thơ có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật to lớn, vừa có cái đẹp hùng vĩ của núi rừng hiểm trở, lại có vẻ đẹp bình dị nên thơ của các bản làng, cảm hứng mạnh mẽ hòa với chất trữ tình nhẹ nhàng trong bài thơ.
Có thể cảm nhận, “Tây Tiến” là một bài thơ giàu nhạc điệu, nhạc điệu của cuộc sống và nhạc điệu của tâm hồn, mỗi đoạn thơ lại mang những nhạc điệu riêng, lúc thì mạnh mẽ, lúc lại dịu dàng, uyển chuyển, đưa người đọc về những kỉ niệm xa xôi.
Theo Vanmau.top