Tìm Kiếm

Đề thi học sinh giỏi về đoạn trích Hạnh Phúc của một tang gia lớp 11

Đề thi học sinh giỏi về đoạn trích Hạnh Phúc của một tang gia lớp 11

Hướng dẫn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 3 Độc lâp-Tự do-Hạnh phúc

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

Môn: Văn; Thời gian làm bài: 180 phút.

MỤC ĐÍCH RA ĐỀ THI

  1. Kiến thức

Kiểm tra, đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh về tác giả, tác phẩm văn học; những hiểu biết về đời sống xã hội: đạo đức, lối sống…

  1. Kĩ năng và năng lực

– Tạo lập văn bản (vận dụng kiến thức trong việc viết bài văn nghị luận xã hội và bài văn nghị luận văn học)

  1. Thái độ

Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất.

HÌNH THỨC ĐỀ THI: Tự luận

THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ THI

Nội dung

Mức độ cần đạt

Tổng số

Nhận biếtThông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

cao

Câu 1. Nghị luận xã hội

– Trình bày suy nghĩ về vấn đề tư tưởng đạo lí

Nhận biết được tư tưởng, đạo lí đặt ra trong câu nóiHiểu được tư tưởng đạo lí trong câu nói Viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí

Câu 2.

Nghị luận văn học

Nghị luận về một ý kiến bàn về văn họcViết bài nghị luận văn học

Tổng

Số câu112
Số điểm

8,0

12,0

20,0

Tỉ lệ40%60%100%
Tổng cộngSố câu112
Số điểm8,012,020,0
Tỉ lệ40%60%100%

BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN

Câu 1: (8 điểm)

Nhà văn Pháp Misen Êkenđơ Moongtenhơ (1533 – 1592) có nói: “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn rất khó chữa.”

Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

Câu 2: (12 điểm)

Về văn học trào phúng, có ý kiến cho rằng: “Đó là một khái niệm bao trùm lĩnh vực văn học của tiếng cười”

(Từ điển thuật ngữ văn học, Nhiều tác giả, NXB Giáo dục, 2008, tr 303)

Cảm nhận của anh/chị về tiếng cười của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ)

HƯỚNG DẪN CHẤM- BIỂU ĐIỂM

Câu

Nội dungĐiểm
Câu1

Nghị luận xã hội

I. Yêu cầu về kĩ năng:

· Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí.

· Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng.

· Văn trong sáng mạch lạc, có cảm xúc, sáng tạo; không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

0.5
II. Yêu cầu về nội dung:
1. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận: (1,0 điểm)

1,0
2. Thân bài: 6,0

a. Giải thích ý kiến)

· Con người luôn phấn đấu để đạt mục đích giàu có về vật chất và hạnh phúc, giàu có về tinh thần. Có người hạnh phúc, sung sướng đầy đủ nhưng cũng có người giàu vật chất nhưng bất hạnh và ngược lại.

· Câu nói nhận xét về con người trong sự so sánh giữa giá trị vật chất bên ngoài với giá trị tinh thần trong tâm hồn. Người nghèo, có ít, không đủ dùng của cải, tiền bạc không nguy hại bằng người thiếu thốn, có ít tình cảm cảm xúc, có rất ít tình thương. Nhà văn Môngtenhơ nhấn mạnh, người ta có thể thay đổi sự nghèo túng về của cải, tiền bạc nhưng tâm hồn chai sạn, vô cảm, tàn ác thì rất khó thay đổi.

· Ý kiến của nhà văn Pháp nêu lên nguy cơ về tác động xấu của con người nghèo tình thương, vô cảm trong đời sống xã hội từ đó giúp chúng nhận thức được vai trò của đời sống tâm hồn.

1,5
b. Phân tích – bình luận

· Con người, thời đại nào cũng vậy, đều theo đuổi những mục tiêu lớn lao để cuộc sống giàu có về tiền bạc, của cải vật chất và hạnh phúc, vui vẻ tràn trề. Vật chất và tinh thần luôn không đồng biến mà thường nghịch biến. Người thì quá giàu có, nhiều tiền bạc nhưng đời sống tâm hồn không hạnh phúc và ngược lại.

· Thực tế, người giàu cũng có thể nghèo và người nghèo cùng có thể giàu.(“nghèo thì lâu, giàu chẳng mấy” hoặc “ai giàu ba họ, ai khó ba đời”- thành ngữ Việt Nam). Nghèo nàn về vật chất, vì thế, không đáng sợ, không đáng lo. Sự nỗ lực bền bỉ và quyết tâm có thể làm người nghèo khó dần cải thiện cuộc sống, từ thiếu thốn, khốn khó dần no đủ và có dư tiền của. Nhiều tấm gương thoát nghèo của người Việt Nam chục năm qua khẳng định quy luật đó.

· Phấn đấu để ngày càng đầy đủ của cải, tiền bạc, để thoát nghèo khổ dễ hơn làm thay đổi cảm xúc, tình người khi trái tim đã cằn khô và vô cảm.

· Nhà văn Pháp khẳng định người ta có thể làm cho mình giàu có, làm thay đổi cuộc sống vật chất dễ hơn là làm thay đổi ý nghĩ, tình cảm, thái độ của mình.

· Không ai kiếm đủ tiền bạc và của cải mà không trải qua phấn đấu, gian nan. Sự giàu có về vật chật, dư thừa tiền bạc và của cải mang hạnh phúc đến làm người ta vui sướng. Sự giàu có về tâm hồn, giàu nghĩa tình và cảm xúc cũng giúp con người sống hạnh phúc. Thực tế cuộc sống còn tồn tại người nghèo, người giàu và người nhân hậu, người khô khan bạc tình bạc nghĩa.

· Người nghèo khó về tiền bạc, thiếu thốn vật chất có thể bằng sức khỏe, trí tuệ và nỗ lực bền bỉ dần kiếm đủ ăn, đủ tiêu và tích lũy để vài năm khá hơn giàu hơn. Người ta có chí hướng và sức khỏe có thể chữa được, làm thay đổi được cuộc sống nghèo của mình. Họ nhận được nhiều cảm mến, trân trọng và cuộc sống sẽ tuyệt vời hơn giữa mọi người, giữa bạn bè. Hạnh phúc sẽ đến.

· Một số người bằng nhiều cách để làm giàu, làm cho mình sung túc, lắm tiền nhiều của. Nhiều khi họ mải làm ăn, dần quên các việc nghĩa tình, quên quan tâm chia sẻ với người thân và bè bạn. Thiếu sót ấy làm họ quen dần với sự thiếu vắng tình người. Họ trở nên khô cứng và trái tim cằn khô, tâm hồn nghèo nàn cảm xúc. Để bù lại, để thay đổi thói quen và cảm xúc của người say kiếm tiền rất khó. Họ không dễ gì từ bỏ thứ hấp dẫn kia để tâm sự và chia sẻ với người đang buồn, đang vui, để cùng với người khác chia ngọt sẻ bùi.

· Con người luôn nỗ lực vươn đến hạnh phúc trọn vẹn cả vật chật và tâm hồn. Chúng ta không đồng tình với những người chỉ chăm chú kiếm tiền mà quên đi tình nghĩa và trách nhiệm làm người. Chúng ta cũng phê phán những người không cố gắng làm ăn, lười nhác để quanh quẩn trong khổ đau nghèo túng, dù rất hào hiệp và giàu tình yêu thương.

3,0
c. Ý nghĩa và bài học

· Mỗi người nỗ lực làm cho cuộc sống của mình giàu có cả tiền bạc và cả tâm hồn. Tự điều chỉnh hài hòa phù hợp với hoàn cảnh, năng lực và lý tưởng để cuộc sống trước hết đủ chi dùng, đảm bảo no đủ và đầm ấm, hòa hợp và chân thành, gắn bó với mọi người. Hướng thiện và làm giàu chính đáng.

· Sự lệch lạc về một phía sẽ làm cuộc sống không hạnh phúc. Đừng nên đánh đổi tất cả lương tâm, tình nghĩa, danh dự để được tiền nhiều, của lắm nhà cao chức trọng.

1,0
3. Kết bài

– Đánh giá khái quát lại vấn đề đã bàn luận

1,0
Câu 2

Nghị luận văn học

I. Yêu cầu về kĩ năng:

– Thí sinh biết cách làm một bài văn nghị luận văn học.

– Xây dựng bố cục bài văn chặt chẽ, mạch lạc

– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; khuyến khích bài viết sáng tạo.

0.5
II. Yêu cầu về kiến thức:

– Đây là dạng đề mở. Thí sinh có thể trển khai bài làm của mình theo nhiều cách khác Tuy nhiên, bài làm cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận:

1,0

2. Giải thích

– Trào phúng có nghĩa là dùng lời lẽ khôi hài để mỉa mai, cười nhạo kẻ khác. Tiếng cười thường được tạo ra khi người ta phát hiện ra mâu thuẫn trào phúng, đó chính là sự mâu thuẫn hay không tương xứng giữa bản chất và biểu hiện, giữa mục đích và phương tiện, đặc biệt là giữa nội dung (xấu xa) và hình thức (đẹp đẽ). Muốn tiếng cười xuất hiện, đối tượng phải mang tính hài, đối tượng được miêu tả bằng bút pháp phóng đại, biếm hoạ, giọng văn giễu nhại.

– Văn học của tiếng cười là một khái niệm chỉ tất cả các thể loại, các tác phẩm văn học mang cảm hứng trào phúng, sử dụng bút pháp trào phúng, lấy tiếng cười làm mục đích hài hước, phương tiện bộc lộ thái độ chế giễu, mỉa mai, phê phán cái xấu, cái đáng cười. Đó là ca dao hài hước, trào phúng, truyện cười dân gian, thơ trào phúng (của Nguyễn Khuyến, Tú Xương…), truyện trào phúng (của Nguyễn Công Hoan…)

– Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là tác phẩm xuất sắc của văn học hiện thực trào phúng giai đoạn 1930-1945

2,0
3. Tiếng cười của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích

6,5
* Đối tượng của tiếng cười

– Cười xã hội thượng lưu thành thị đương thời. Xã hội thu nhỏ trong đoạn trích gồm đám động những nhân vật có tên và không tên

– Nhân vật có tên: các thành viên trong gia đình cụ cố Hồng (Văn Minh, Cụ cố Hồng, Tuyết, Tú Tân..) các thành viên khác (Typn, cảnh sát…)

– Nhân vật không tên: những người đưa đám

-Tất cả đều chứa đựng sự mâu thuẫn giữa vẻ bề ngoài buồn rầu, đau khổ, văn minh, chí hiếu và bản chất bên trong vui vẻ, sung sướng, bất hiếu, vô văn hoá…

2,5

* Mục đích tiếng cười

– Tác giả phê phán mãnh liệt bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị, muốn tống tiễn nó vào cõi chết

1,5
* Nghệ thuật tạo tiếng cười

– Xây dựng tình huống trào phúng cơ bản: hạnh phúc của gia đình có tang

– Xây dựng hình tượng đám đông bằng nghệ thuật biếm hoạ: cường điệu, nói ngược, tạo chi tiết nghệ thuật đặc sắc

– Sử dụng lời văn:

+ Đặt câu chứa đựng mâu thuẫn, nghịch lí (giữa hai vế trong một câu, giữa hai câu gần nhau)

+ Tạo giọng văn hài hước

2,5
4. Đánh giá

– Hạnh phúc của một tang gia là chương truyện đặc sắc của tiểu thuyết: chương truyện đã hội đủ các nhân vật của toàn tiểu thuyết và đã thu nhỏ bộ mặt xã hội tư sản thành thị với tất cả bản chất xấu xa của nó: háo danh, hám lợi, giả tạo, rởm đời, vô văn hoá và bao trùm là thói đạo đức giả

– Chương truyện cũng tiêu biểu cho bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng nói riêng, của văn học trào phúng nói chung

1,0
 

Cách cho điểm:

– Điểm 11-12: Khai thác ý phong phú, sâu sắc, đúng hướng. Trình bày mạch lạc, dẫn chứng hợp lí, rõ ràng, thuyết phục, có sức sáng tạo; hành văn trong sáng, có cảm xúc, hình ảnh.

– Điểm 9-10: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên Văn trôi chảy, mạch tư duy rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp và dùng từ.

– Điểm 7-8: Hiểu vấn đề, đã giải quyết được ý chính yếu … Văn khá trôi chảy, mắc vài ba lỗi chính tả, ngữ pháp cơ bản.

– Điểm 5-6: Hiểu vấn đề nhưng giải thích lúng túng, mắc vài ba lỗi chính tả, ngữ pháp cơ bản

– Điểm 3-4: Có hiểu vấn đề nhưng chưa giải thích được, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.

– Điểm 1-2: Chưa biết cách làm bài, diễn đạt lủng củng

– Điểm 0: Không viết bài, lạc đề.

Theo Sachvanmau.com