Tìm Kiếm

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn văn lớp 11. đề 13

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn văn lớp 11. đề 13

Hướng dẫn

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG

LỚP 11

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

(Đề này có 01 trang, gồm 02 câu)

Câu 1 (8,0 điểm)

Anh (Chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về ý kiến sau: “Để sống một cuộc đời đầy cảm hứng, bạn phải giũ bỏ tâm lý sợ phạm sai lầm”.

Câu 2 (12,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật truyện ngắn là sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt của ngôn ngữ thơ ca và ngôn ngữ điện ảnh”. Anh (Chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao).

………HẾT…………………

Người ra đề

Vũ Thị Bình,

HƯỚNG DẪN CHẤM

MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 11

(Đáp án có 05 trang)

CâuNội dungĐiểm
1Bày tỏ suy nghĩ về ý kiến “Để sống một cuộc đời đầy cảm hứng, bạn phải giũ bỏ tâm lý sợ phạm sai lầm”.8,0
I. Giải thích1,0
– Cuộc đời đầy cảm hứng: cuộc đời đầy hứng khởi, say mê khiến ta khát khao được làm việc, cống hiến …0.25
– Giũ bỏ tâm lí sợ phạm sai lầm: không để tâm lí sợ phạm sai lầm trở thành lực cản, thành nỗi ám ảnh khiến ta không dám làm điều gì

=> ý kiến khuyên ta phải vượt lên tâm lí sợ sai lầm, sợ thất bại; vượt qua chính mình- yếu tố chủ quan, chứ không chỉ phải vượt qua những yếu tố khách quan để mạnh dạn làm những việc, những điều ta mong muốn, khiến cho cuộc đời của ta tràn đầy nhiệt huyết, hứng khởi, say mê…

0,75
II. Bàn luận6,0
Tâm lí sợ phạm sai lầm có thể xảy ra khi ta đối diện với bất cứ việc lớn, nhỏ nào (trong công việc, trong tình yêu…)

Nếu cứ giữ thái độ đó, ta sẽ chẳng dám làm điều gì cả hoặc làm không hết mình. Kết quả tốt đẹp hay thành công cũng khó tìm đến với ta, thậm chí ta mất đi những cơ hội quan trọng trong cuộc đời, ta chẳng hiểu rõ mình là ai, mình có những điểm mạnh, điểm yếu gì (dẫn chứng)

2,0

– Khi ta giũ bỏ tâm lí sợ phạm sai lầm, ta sẽ có động lực, nhiệt tình để làm việc gì đó hết mình.Ta có cơ hội đi những con đường riêng, thể hiện những cách làm độc đáo. Ta tìm thấy những năng lực, năng lượng tiềm ẩn, những điều mà chính ta chưa hiểu rõ hết về ta. Đây là điều kiện quan trọng để hướng tới thành công. Khi có được kết quả tốt đẹp hay thành công, nó tiếp tục nhân lên trong ta hứng khởi để làm những việc tiếp theo. Lúc này cuộc sống của ta tràn đầy nhiệt hứng, đó là liều thuốc tinh thần vô cùng quý giá không phải ai cũng dễ dàng có được (dẫn chứng)

3,0
– Tuy nhiên, giũ bỏ tâm lí sợ phạm sai lầm không đồng nghĩa với sự liều lĩnh mù quáng; giũ bỏ tâm lí sợ sai lầm ở đây là trên cơ sở có sự cân nhắc các yếu tố chủ quan, khách quan, cân nhắc những được mất trước khi làm.1,0
III. Bài học tư tưởng và hành động1,0
Cuộc đời sẽ trôi qua nhàn nhạt, chẳng có ý vị gì nếu ta luôn để cho nỗi sợ phạm sai lầm như cái bóng vô hình níu giữ ta.

– Khi đã vượt qua tâm lí sợ phạm sai lầm, ta cần mạnh dạn, cần có bản lĩnh đương đầu với những thử thách được đặt ra trong quá trình tiến hành công việc. Ít có thành công nào đến dễ dàng mà không phải trả giá bằng những thất bại do phạm sai lầm nhưng không nên phạm một sai lầm hai lần.

Cứ đam mê dù nhiều người cười chê…Hãy sai đi vì cuộc đời cho phép….Vì ta còn sống, vì ta còn nhớ mình là ai. Vì tôi còn viết lên bao điều trong lòng tôi” (Vì tôi còn sống– Ca sĩ Tiên Tiên)

0,25

0,75

2Bàn luận ý kiến “Nghệ thuật truyện ngắn là sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt của ngôn ngữ thơ ca và ngôn ngữ điện ảnh” làm sáng tỏ ý kiến qua truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao).

12, 0

I.Giải thích3,0
-Truyện ngắn phải mang dấu ấn của thi pháp thơ ca, đó là cấu trúc chặt chẽ, có tiết tấu, nhịp độ nhanh, chậm, độ căng lớn..0,25
– Đặc điểm của ngôn ngữ điện ảnh:cần chú ý tới nghệ thuật dàn cảnh và nghệ thuật kịch bản của điện ảnh để làm sống động sự việc và nhân vật. Nói cách khác trong truyện phải có yếu tố kịch tính được tạo nên bởi sự triển khai mâu thuẫn, xung đột trong cốt truyện; truyện phải xây dựng được nhân vật chính rõ nét. Để tái hiện mâu thuẫn, xung đột và xây dựng nhân vật, nhà văn phải chọn lọc được những chi tiết đắt giá, có khả năng dựng cảnh để chuẩn bị môi trường trực tiếp cho nhân vật hoạt động và có thể gián tiếp miêu tả tâm lí nhân vật…

=>Ý kiến đề cập về đặc điểm của nghệ thuật viết truyện ngắn, một thể loại văn học rất năng động. Ở đó có thể nhận thấy sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các thể loại văn học làm cho thể loại truyện ngắn trở nên phong phú vừa có chất của thơ ca, vừa có chất của kịch (điện ảnh) nhưng nó không phải là thơ hay kịch (điện ảnh)

0,75

-Xuất phát từ đặc trưng của truyện ngắn là có dung lượng nhỏ gọn mà nội dung phản ánh lại có thể rất sâu rộng nên nhà văn phải chọn cách viết khách quan, hàm ẩn, cách viết giản lược để cho truyện ngắn có thể làm sáng tỏ một bí mật với lượng từ tối thiểu.0,5
-Xuất phát từ tính chất “tự sự” của truyện ngắn, cần xây dựng cốt truyện với các sự kiện, biến cố hấp dẫn qua đó thể hiện cuộc đời nhân vật. Ngoài yếu tố sự kiện, trong truyện còn có các yếu tố miêu tả, lời kể – những yếu tố phi sự kiện có giá trị thông tin và chuẩn bị cho sự kiện, đóng vai trò tái hiện sự kiện và gây ấn tượng sâu đậm về tâm lí, tính cách của con người.0,5
– Truyện ngắn có sự kết hợp dung hòa các yếu tố của thơ nhưng không phải là thơ vì không lấy mục đích thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình làm điểm cốt yếu mà vẫn nhằm mục đích truyền tải một “truyện”. Nhưng yếu tố “truyện” đó cũng không thể làm thành kịch bản tác phẩm điện ảnh vì truyện ngắn hướng tới độc giả chứ không hướng tới khán giả, không xây dựng lời thoại như kịch bản điện ảnh. Kịch bản văn học không có nhân vật người kể chuyện…

1,0

II.Chứng minh8,0
1.Kết cấu ngắn gọn của “Chí Phèo

Dù nội dung truyền tải lớn- bức tranh nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám – nhưng tất cả những “giông tố” trong làng Vũ Đại lại chỉ được thể hiện trong một truyện ngắn. Vì vậy, có những sự việc nhà văn chỉ kể lướt, có những nhân vật nhà văn chỉ miêu tả mờ nhạt: Binh Chức, Năm Thọ, bà Ba…

0,5
2. Nhịp điệu trần thuật “trầm bổng

Trong truyện “Chí Phèo”, nhịp độ chủ yếu là sự chậm rãi, thong thả vì tác phẩm được kết cấu theo lối hồi cố (hồi tưởng lại cuộc đời Chí Phèo); nhà văn sử dụng bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật (đoạn miêu tả tâm lí Chí Phèo tỉnh rượu ) nhưng cũng có sự kiện, nhà văn Nam Cao rút gọn lại khiến cho nhịp kể trôi qua rất nhanh ( thời gian Chí Phèo sồng 5 ngày bên Thị Nở)

0.5
3.Yếu tố kịch tính

Yếu tố kịch tính được tạo nên bởi truyện đã phản ánh mâu thuẫn giai cấp rất căng thẳng đến mức không thể điều hòa được: mâu thuẫn giữa Chí Phèo và Bá Kiến. Cùng với đó là mẫu thuẫn giữa con người và hoàn cảnh sống (Chí Phèo và dư luận, định kiến về Chí Phèo của người dân làng Vũ Đại). Hai mâu thuẫn này khiến Chí Phèo giết Bá Kiến rồi tự sát.

5,0

a.Chỉ ra nguyên nhân của mâu thuẫn giai cấp: nảy sinh từ sự bất công ở làng Vũ Đại “bọn dân hiền lành chỉ è cổ làm nuôi bọn hào lí”, từ sự đè nén, áp bức bóc lột thậm tệ đến mức không chịu được “đè nén con em đến nỗi phải bỏ làng đi”; bọn thống trị có nhiều thủ đoạn tàn ác, xảo quyệt “Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn. Hãy đập bàn ghế để đòi được năm đồng, nhưng được rồi thì vứt lại năm hào vì thương anh túng quá”, “trị không được thì cụ dùng”…:

1,0

b.Biểu hiện của xung đột qua ba lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến. Chú ý khai thác biến cố, Chí Phèo gặp Thị Nở – xung đột được đẩy đến đỉnh điểm khi Chí Phèo bị Thị Nở phũ phàng cắt đứt quan hệ.4,0
4. Trong quá trình phân tích xung đột, kết hợp chỉ ra đặc sắc trong cách dựng một số cảnh tiêu biểu: cảnh Chí Phèo đến nhà Bà Kiến lần một, cảnh Chí Phèo gặp Thị Nở ở bờ sông đêm trăng, cảnh Chí Phèo đến nhà Bá Kiến lần ba. Ở mỗi cảnh, cần khai thác tác dụng của cảnh được dựng đối với việc thể hiện tính cách, tâm lí nhân vật hoặc tình cảm của nhà văn đối với nhân vật1,5
5.Đánh giá sự thành công của tác giả khi khắc họa được nhân vật Chí Phèo, nhân vật Bá Kiến là những nhân vật điển hình0,5
III. Bàn luận1,0
Ý kiến đúng đắn, khẳng định tính chất đặc trưng của thể loại truyện ngắn, nghệ thuật viết truyện ngắn.0,25
Bài học với người cầm bút: cần chú trọng lối viết “tảng băng trôi”, hàm ẩn để truyện đảm bảo được tính chất “ngắn”; chú ý những dấu hiệu quan trọng làm nên sức hấp dẫn của truyện là cốt truyện và những chi tiết đặc sắc, đắt giá.

0,75

Với độc giả, có thể coi đây là một tiêu chí để định dạng, đánh giá thành công của truyện ngắn có giá trị.
 

Theo Sachvanmau.com