Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.
Hướng dẫn
Đề bài.
Vội vàng của Xuân Diệu.
Mở bài.
Cách 1.
Xuân Diệu được biết đến là ông hoàng của thơ tình yêu, với hồn thơ say đắm, cuồng nhiệt, náo nức, xôn xao của một tâm hồn trẻ trung luôn khát khao được sống trọn vẹn với tình yêu với cuộc đời. Xuân Diệu đã làm say mê tâm hồn của bao bạn đọc trẻ tuổi, và Vội Vàng chính là một bài thơ tiêu biểu.
Thân bài.
Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, ông đồng thời là nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình thơ, dịch thơ, nhà văn hóa lớn của văn học thế kỉ 20. Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca đương thời một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ, cùng với những cách tân nghệ thuật độc đáo, táo bạo. Bài thơ Vội Vàng in trong tập “thơ thơ” xuất bản năm 1938. Đây là bài thơ, tiêu biểu cho tập thơ nói riêng và cho hồn thơ Xuân Diệu nói chung. Bài thơ thể hiện tập trung sở trường của Xuân Diệu, trong việc bộc lộ cái tôi và cách cảm nhận thiên nhiên, cuộc sống, tuổi trẻ và tình yêu.
Kết bài.
Nhà thơ Thế Lữ trong lời tựa cho tập thơ thơ của Xuân Diệu đã có nhận xét khá tinh tế, Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người, câu thơ của ông Xuân Diệu trên đất của một tấm lòng trần gian. Qua bài thơ, Vội vàng ta càng cảm nhận được sâu sắc hơn những lời nhận xét ấy. Sống là hạnh phúc, muốn đến được hạnh phúc thì phải sống vội vàng. Như vậy Vội Vàng là cách đến với hạnh phúc, là chính hạnh phúc… đến đây ta đã hiểu được vì sao khi Xuân Diệu xuất hiện trên thi đàn thì lập tức thi sĩ thuộc về tuổi trẻ./.
Theo Sachvanmau.com