Phân tích chi tiết đoàn tàu đêm đi qua phố huyện trong “Hai đứa trẻ”
Hướng dẫn
Mỗi nhà văn có một cá tính riêng, họ có thể phần nào tương đồng trong suy nghĩ, nhưng lối viết, phong cách nghệ thuật chắc chắn không thể giống nhau. Ngày trước, người ta nổi lên hai phong trào, văn học hiện thực và văn học lãng mạn, trong đó có tự lực văn đoàn nổi lên có những tác phẩm hay viết chuyên về văn học lãng mạn. Tuy nhiên, một cây bút như lạc đàn, trong chất văn của ông vừa có lãng mạn vừa có lẫn hiện thực, bởi cái suy nghĩ của ông văn chương không thể tách rời cuộc sống và con người – đó là Thạch Lam, Thạch Lam có lỗi viết đặc biệt hơn so với các anh của mình. Trong đó nổi bật lên tác phẩm hai đứa trẻ, một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Thạch Lam, chính nhờ chi tiết “đoàn tàu đêm qua phố huyện” đã khiến cho tác phẩm này của ông trở nên nổi bật, và phong cách nghệ thuật của ông được biểu hiện rõ.
Hai đứa trẻ lấy bối cảnh trong một phố huyện nghèo, nơi bóng tối luôn ngập tràn lối phố. Nơi đây nghèo túng và với những kiếp người trôi nổi, kiếm sống qua ngày bằng nhiều nghề khác nhau. Nhân vật chính trong câu truyện là Liên và An, hai chị em trông hàng quán cho mẹ. Nhà Liên cũng không mấy khả giả, phải bươn trải kiếp sống từ nhỏ, nên tâm hồn Liên sớm trở nên già dặn trước tuổi. Nếu những đứa trẻ bằng tuổi Liên lúc bấy giờ còn vô tư hồn nhiên, thì Liên đã là một cô gái phải suy nghĩ nhiều về cuộc sống.
Cuộc sống ở đây nghèo khó và tù túng đến nỗi, con người như mòn ra, gỉ đi. Bóng tối luôn vây hãm lấy họ, những “hột sáng” hắt ra từ những căn nhà, những âm thanh như “tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ” “tiếng đòn gánh kiu kịt nghe rõ rệt” “cái bếp lửa của bác Siêu” “tiếng đàn bầu bật trong yên lặng”, giọng cười khanh khách của bà cụ Thi điên, rồi ánh sáng cũng nghèo nàn. Những “hột sáng lọt qua phên nứa” “tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí”. Đọc từng trang viết của Thạch Lam, không hiểu sao ta lấy lòng buồn man mác, buồn như chính tâm hồn già cỗi của Liên, tâm hồn đã chết đi vì sự buồn tẻ. Đúng, là buồn tẻ, cả câu truyện mở đầu chỉ toàn những sự buồn tẻ, vắng lặng và u buồn.
Những kiếp người trong câu truyện như chờ đợi, mong ngóng một điều kì diệu nào đó sẽ xảy đến với họ, đó là bác sẩm, chị tí, bác Siêu và bà cụ Thi điên. Một vài gương mặt u buồn, ẩn chìm trong cuộc sống u buồn, Thạch Lam đã dựng lên bối cảnh rất chân thực về kiếp người lúc bấy giờ. Hẳn phải yêu thương họ lắm, Thạch Lam mới cảm nhận tinh tế được như thế những nỗi buồn thầm kín của họ, những cảm xúc mơ hồ.
Cuộc sống cứ thế trôi qua ư? Không, Thạch Lam phải làm điều gì đó, mà như ông nói phải làm người ta thanh cao hơn. Sự sống không thể bị nhấn chìm như vậy được. Liên và An vẫn còn thức, trời đã về đêm khuya lắm rồi, giấc ngủ đã muốn kéo đến mà muốn ríu cả mắt. Nhưng Liên và An vẫn thức, người ở đây vẫn thức, dù biết có sớm hay muộn cũng chẳng bán được là bao. Họ thức vì lí do khác, vì niềm hi vọng của họ sắp đi qua, đó là chuyến tàu đêm, Liên và em cố thức, “vì muốn được nhìn chuyến tàu đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya”
Chuyến tàu đến, là muôn vàn điều kì diệu được mở ra. “Đèn ghi đã ra kia rồi” thật vậy, ánh sáng huyền diệu đó của chuyến tàu đã đến rồi đây. Ánh sáng của chuyến tàu khác hẳn với ánh sáng ở phố huyện, bằng biện pháp tương phản đối lập, Thạch Lam đã đối ánh sáng của chuyến tàu với những “hột sáng lọt qua phên nứa” nhỏ bé, hay ánh sáng của chiếc đèn con chị Tí. Ánh sáng đấy là “ngọn lửa xanh biếc” “sát mặt đất như ma trơi” hiện lên đầu tiên. Rồi những âm thanh vang rộn, âm thanh rõ nét, chứ không giống mấy tiếng chống cầm canh đêm khuya chìm ngay vào bóng tối. “tiến còi xe lửa ở đâu vang lại” “trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi”. Mọi cảm xúc bắt đầu ùa đến, Liên vội vàng đánh thức em để An không bị lỡ chuyến tàu qua đêm nay, trong lòng hai chị em luôn ngập tràn hi vọng.
“Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến là tiếng hành khách ồn ào khe khẽ” những âm thanh thực xa xỉ, tiếng những người ở Hà Nội về. Chuyến tàu được tả với những “toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường” “những toa hạng sang trọng lố nhố” “đồng và kền sáng lấp lánh” “cửa kính sáng”. Những thứ chỉ có ở thành phố, những thứ xa xăm và xa xỉ biết nhường nào. Tuy chuyến tàu đêm nay thưa vắng người và kém sáng hơn. Nhưng họ đã mang theo cả một bầu trời hi vọng của hai chị em bé nhỏ, thời Liên còn ở Hà Nội, được thưởng thức nhiều thứ, và “Hà Nội nhiều đèn quá!” Chuyến tàu hi vọng đã thực đi qua, là một sứ giả trung gian dẫn hai chị em đến một thế giới khác, không giống với bóng tối nơi đây, không còn những kiếp người tù túng nghèo khổ, và họ như được tiếp thêm sức mạnh để sống tiếp, thanh lọc tâm hồn nghèo nàn của họ. Thạch Lam đã gieo vào họ một niềm tin sức mạnh của sự sống. Chi tiết đoàn tàu đêm thực sự rất đẹp, là một ánh sáng lớn của cả câu truyện. Mặc dù ngay sau đó tất cả sẽ lại chìm đi vào bóng tối, nhưng chỉ cần nhiêu đó, đã đủ thắp lên một chân trời hi vọng, ước mơ nhỏ bé của họ.
Chi tiết chuyến tàu đêm đi qua phố huyện khép lại, nhưng lại mở ra một ý nghĩa nhân văn to lớn. Một thái độ trân trọng ước mơ của con người của Thạch Lam, thể hiện một ngòi bút đa cảm và ông xứng đáng là một phong cách nghệ thuật lớn.
Theo Sachvanmau.com