Tìm Kiếm

Trình bày suy nghĩ về kết thúc của truyện ngắn Vợ nhặt

Trình bày suy nghĩ về kết thúc của truyện ngắn Vợ nhặt

Hướng dẫn

Đề bài: Truyện ngắn Vợ nhặtkết thúc bằng hình ảnh: Trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới. Trình bày cảm nhận của anh chị về ý nghĩa của kết thúc truyện này.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân viết về nạn đói. Truyện có kết thúc đặc sắc, gợi nhiều liên tưởng và khắc sâu hơn cho chủ đề của tác phẩm.

2. Thân bài

– Khái quát kết thúc truyện:

+ Trong bữa cơm ngày đói, để xóa đi bầu không khí trầm lặng vì ám ảnh đói khát, người vợ nhặt đã kể chuyện đoàn người đói phá kho thóc Nhật chia cho dân đói.

+ Lắng nghe câu chuyện của vợ, hiện lên trong tâm trí Tràng lúc ấy là hình ảnh về đám người đói đi trên đê khộp và lá cờ đỏ bay phấp phới.

– Hình ảnh đám người đói và lá cờ đó cùng với vai trò khép lại câu chuyện đã mang đến nhiều liên tưởng sâu sắc và củng cố vững chắc cho nội dung tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

+ Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ xuất hiện thoáng chốc trong tâm trí Tràng không chỉ gợi ra cảnh ngộ đói khát dữ dội, thực trạng thê thảm của người dân nghèo mà còn mang đến những tín hiệu rõ nét của cuộc cách mạng.

 

–> Nhà văn Kim Lân đã rất khéo léo tái hiện thực trạng xã hội đời sống lúc bấy giờ qua kết thúc truyện mang tính gợi mở.

+ Kết thúc truyện cũng đã thể hiện được tinh thần nhân đạo của nhà văn Kim Lân khi trân trọng vào sức sống mạnh mẽ của con người ngay cả khi bị đặt trên ranh giới giữa sự sống và cái chết.

3. Kết bài

Truyện ngắn Vợ nhặt được kết thúc mở gợi nhiều liên tưởng, suy ngẫm thể hiện xu hướng vận động tích cực của cuộc sống được khắc họa và miêu tả trong câu chuyện.

II. Bài tham khảo

Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, với vốn hiểu biết và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn, nông dân Kim Lân đã tái hiện đầy chân thực về cuộc sống và số phận của những người nông dân với những sự kiện nổi bật trong tác phẩm của mình.Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân viết về nạn đói. Truyện có kết thúc đặc sắc, gợi nhiều liên tưởng và khắc sâu hơn cho chủ đề của tác phẩm.

Trong bữa cơm ngày đói, để xóa đi bầu không khí trầm lặng vì ám ảnh đói khát, người vợ nhặt đã kể chuyện đoàn người đói phá kho thóc Nhật chia cho dân đói. Lắng nghe câu chuyện của vợ, hiện lên trong tâm trí Tràng lúc ấy là hình ảnh về đám người đói đi trên đê khộp và lá cờ đỏ bay phấp phới. Hình ảnh đám người đói và lá cờ đó cùng với vai trò khép lại câu chuyện đã mang đến nhiều liên tưởng sâu sắc và củng cố vững chắc cho nội dung tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

 

Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ xuất hiện thoáng chốc trong tâm trí Tràng không chỉ gợi ra cảnh ngộ đói khát dữ dội, thực trạng thê thảm của người dân nghèo mà còn mang đến những tín hiệu rõ nét của cuộc cách mạng. Chỉ có đứng lên đấu tranh, chống lại áp bức người dân nghèo mới có thể bảo vệ cho sự sống của bản thân và những người thân yêu. Nhà văn Kim Lân đã rất khéo léo tái hiện thực trạng xã hội đời sống lúc bấy giờ qua kết thúc truyện mang tính gợi mở.

Kết thúc truyện cũng đã thể hiện được tinh thần nhân đạo của nhà văn Kim Lân khi trân trọng vào sức sống mạnh mẽ của con người ngay cả khi bị đặt trên ranh giới giữa sự sống và cái chết. Nhà văn cũng thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của con người khi cách mạng thành công, khi con người được giải phóng khỏi sự áp bức tàn nhẫn của phong kiến thực dân.

Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ gợi liên tưởng về một tương lai đầy hi vọng của con người khi đứng lên bảo vệ cuộc sống của mình, đó là tương lai có thể diễn ra trong tương lai. Cách kết thúc truyện này còn gợi ra âm hưởng lạc quan chung cho cả câu chuyện.

Truyện ngắn Vợ nhặt được kết thúc mở gợi nhiều liên tưởng, suy ngẫm thể hiện xu hướng vận động tích cực của cuộc sống được khắc họa và miêu tả trong câu chuyện.

 

Theo Vanmau.top