Trong cuộc sống, ta bắt gặp rất nhiều những loại cây như cây xoài, hoa hồng,.. Mỗi loại cây lại đem lại cho con người những tác dụng khác nhau. Cây thì đem lại vẻ đẹp, mùi hương lan tỏa khắp không gian khiến cho không khí dễ chịu, cây thì đem lại cho con người nhiều quả ngọt. Trong đó không thể không kể đến cây nhãn, là loại cây rất quen thuộc, gắn bó, gần gũi với mỗi chúng ta. Cây nhãn không chỉ đem lại cho chúng ta lợi ích về kinh tế, là loại quả thơm ngon bổ dưỡng mà cây nhãn còn dùng trong ngành công nghiệp. Không những thế nhãn còn dùng làm thuốc chữa bệnh cao huyết áp, tim và các bệnh liên quan đến xương khớp. Trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, ta có bắp gặp đề bài thuyết minh về cây nhãn. Mặc dù đây là một loại cây quen thuộc nhưng để làm hay các bạn cần chú ý giới thiệu vào hình dáng, đặc điểm, lợi ích. Dưới đây là những bài viết mẫu mà các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn học tập thật tốt!
BÀI VĂN MẪU SỐ 1 THUYẾT MINH VỀ CÂY NHÃN
Mùa hè là mùa của những hoa thơm, trái ngọt. Trăm hoa trong vườn khoe sắc tỏa hương, cây cối thì đơm đầy trái ngọt. Trong đó, không thể không kể đến cây nhãn, loài cây quen thuộc trong cuộc sống mỗi chúng ta.
Nhãn là một loài cây có nguồn gốc lâu năm ở miền Nam Trung Quốc. Sau nhiều năm, nhãn cũng du nhập vào Việt Nam, được trông khá phổ biến và cũng được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt tự nhiên. Ở Việt Nam, loại nhãn trồng nổi tiếng là ở tỉnh Hưng Yên, người ta trồng rất nhiều, bạt ngàn nhãn. Mỗi vụ thu hoạch thì cũng khá là vất vả. Cây “nhãn tổ” với hàng trăm năm tuổi hiện vẫn còn ở chùa Thiên Ứng, tục gọi là chùa Hiến, Phố Hiến Hạ, nay thuộc phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên. Giống nhãn xuất phát từ Hưng Yên từ lâu đã có tiếng là ngon ngọt nên từng được tiến cung dâng vua. Cũng vì vậy mà còn được gọi là “nhãn tiến”. Lê Quý Đôn đã ghi nhận hương vị xuất sắc của nhãn xứ Hưng Yên. Nhãn thu hoạch vào khoảng mùa hè, mùa của những trái ngọt. Ở nông thôn Việt Nam hầu như các nhà đều muốn trồng một cây nhãn. Dù mùa vụ của nhãn là vào khoảng thời gian hè nhưng cành lá nhãn lúc nào cũng um tùm xanh tốt, quanh năm ngày tháng đứng giữa trời, dù nóng hay lạnh, như một cây dù xanh rì khẽ tấu khúc hát lá cành vui tai trong làn gió. Nhãn có nhiều giống: nhãn trơ cùi cùi rất mỏng, nhãn nước nhiều nước. Ngoài ra, còn có các giống nhãn nổi tiếng như nhãn xuồng cơm vàng, nhãn lồng Hưng Yên, nhãn tiêu da bò.
Cũng như những loại cây khác, nhãn là loại cây thân gỗ, cành lá xum xuê. Từ thân cây, có nhiều cành lá tỏa ra, những chiếc lá màu xanh hình lông chim, thỉnh thoảng những em nhỏ tinh nghịch còn ngắt lá nhãn làm thuyền thả trên sông như gieo bao niềm tin, hi vọng. Trên nền xanh của những chiếc lá, điểm xuyết những bông hoa màu vàng nhạt, li ti, mọc thành từng chùm. Cánh hoa mỏng manh, thỉnh thoảng có những làn gió thoảng qua thì hoa cũng bị rụng. Vào mỗi buổi sáng, được ánh nắng xuyên qua, hoa nhãn càng trở nên lung linh hơn. Hoa nhãn nở một thời gian rồi rụng xuống thành quả. Ban đầu quả nhỏ li ti, sau đó to dần, Quả tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Hạt đen nhánh, có áo hạt màu trắng bao bọc, cái đấy người ta gọi là cùi nhãn. Cùi nhãn dày thì hầu như quả đều ngọt. Cùi nhãn dày và khô, mọng nước, hạt nhỏ. Vị thơm ngọt như đường phèn. Đáy quả có hai dẻ cùi lồng xếp rất khít.
Nhãn là loại cây cần nhiều ánh sáng, thoáng. Rễ nhãn ăn rất sâu và rộng, ở những vùng đất đỏ tơi xốp rễ có thể ăn sâu tới 4 đến 5 m, ở những vùng đất nông thì rễ ăn nông. Nhiệt độ thích hợp cho nhãn sinh trưởng và phát triển là từ 21-27oC; mùa hoa nở cần nhiệt độ cao 25-31oC; Mùa Đông cần một thời gian nhiệt độ thấp để phân hóa mầm hoa. Nhãn có thể trồng trên nhiều loại đất. Tuy nhiên đất trồng thích hợp nhất là đất cát, đất pha cát, đất cát giồng, đất phù sa ven sông, không thích hợp trồng trên đất sét nặng.
Như chúng ta đã thấy rõ ràng công dụng của nhãn là loại cây ăn qu, đem lại nguồn thu nhập về kinh tế cao cho con người. Bên cạnh đó, nhãn còn giúp tăng tuổi thọ, tăng cường vitamin C, chữa các bệnh về xương khớp, giàu sắt. Nhãn trong tiếng Hán phiên âm ra là mắt nên nhãn còn giúp tăng cường thị lực,làm đẹp da. Hạt nhãn được dùng để chữa các chứng chốc lở, gội đầu, đứt tay, chân. Ngoài ra long nhãn nhục cũng được dùng trong chế biến một số món chè. Hương vị của quả nhãn rất thanh đạm và tươi mát, không ngọt sắc như đường nhưng lại rất đặm đà và dễ tan vài miệng. Nhãn còn là loài cây cung cấp gỗ cho con người, hay có thể che bóng mát cho chúng ta vào những ngày hè nóng bức.
Cây nhãn đã tự bao giờ trở thành loài cây gắn bó thân thiết với mỗi người dân quê. Hi vọng mọi người hãy chăm sóc tốt cho cây nhãn để nó mãi phát triển và phổ biến rộng rãi trên thị trường quốc tế.
BÀI VĂN MẪU SỐ 2 THUYẾT MINH VỀ CÂY NHÃN QUÊ EM
Hạ vừa là mùa của nắng của gió lại vừa là mùa nở rộ của biết bao nhiêu loại trái cây thơm ngon. Là xoài vàng ươm chín ngọt, là sấu xanh chua chua, là mít thơm lừng ngọt sắc, và còn là nhãn dịu nhẹ mà thơm giòn. Nhãn là loài cây, là thức trái quen thuộc và gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ.
Ở nước ta nổi tiếng nhất là nhãn lồng Hưng Yên, mùa vụ của loại nhãn này thường từ cuối tháng tám đến cuối tháng chín. Còn với nhãn nói chung thì mùa vụ là khoảng tháng bảy, đến tháng tám là thời điểm nhãn chín rộ. Nhãn là cây thân gỗ, cao từ năm đến mười mét, vững chắc. Từ thân, cây mọc ra nhiều cành cây như những cánh tay với những tầng lá rậm rạp.Cũng giống như phượng, lá nhãn là loại kép hình lông chim, các lá mọc so le hai bên gân chính, mỗi lá kép thường có năm đến chín lá đơn. Trên nền xanh của lá còn điểm xuyết sắc vàng nhàn nhạt của hoa nhãn. Hoa nhãn nhỏ xíu như sao nhưng vẫn dễ dàng được nhìn thấy cũng như ngôi sao luôn tỏa sáng trên bầu trời xanh mát, thường mọc thành chùm ở đầu cành hoặc xen vào các kẽ lá. Có hoa thì sẽ có quả, khi hoa nhãn già rồi rụng xuống thì quả nhãn bắt đầu đâm trổ thành những quả bé xíu như chỉ có vỏ với hạt. Vỏ nhãn màu nâu nhạt hoặc vàng xám, nhẵn. Hạt nhãn đen nhánh. Trong phiên âm từ tiếng Trung ra tiếng Hán Việt, nhãn được gọi là “long nhãn”, nghĩa là “mắt rồng” cũng chính bởi màu đen của hạt trông và hình dáng tròn trông như mắt rồng. Nằm giữa lớp vỏ mỏng bao bên ngoài và hạt là lớp cùi nhãn có màu trắng ngà, hơi trong.
Nhãn cũng có nhiều loại, các loại nhãn thường có sự khác biệt ở quả, đặc biệt là phần cùi nhãn. Nhãn xuồng cơm vàng là giống nhãn có gốc ở Vũng Tàu nước ta, cùi dày và có màu vàng trong, ít nước, vị ngọt và giòn sần sật. Nhãn tiêu da bò thì có nguồn gốc ở Huế, quả nhỏ. Nhãn lồng Hưng Yên thì quả to, vỏ không nhẵn mà hơi gai, dày và màu vàng sậm đặc trưng. Cùi nhãn dày, khô, mọng nước và hạt nhãn nhỏ. Loại nhãn này có vị ngọt của đường phèn. Đây là loại nhãn có giá thành khá đắt nhưng bởi những lợi thế về quả và hương vị thơm ngọt nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, đây cũng là loại nhãn bị “làm giả” nhiều nhất khi có nhiều thương lái dùng loại nhãn Trung Quốc hay nhãn Thái Lan và lừa gạt người mua hàng rằng đó là nhãn lông Hưng Yên, gây nhiều thiệt hại về tiền bạc và lòng tin của người mua.
Là cây cho quả nên quả nhãn là loại thực phẩm, được ăn trực tiếp mà không phải qua chế biến. Bên cạnh đó thì nhãn cũng được nấu thành chè, làm nhãn sấy khô để sử dụng quanh năm do nhãn chỉ có một mùa vụ trong một năm, là nguyên liệu làm bánh nhãn, … Nhãn cũng là một loại thuốc đông y hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh như bệnh hay quên, thần kinh kém, suy nhược, khó ngủ,…Nhãn là loại quả chứa nhiều vitamin C giúp chống các bệnh cao huyết áp, bệnh tim hoặc các bệnh về xương khớp. Vì tác dụng và chất dinh dưỡng nó bao chứa nên nhãn được nhiều người yêu thích.
- “Đêm. Hương nhãn đặc lại
- Thơm ngoài sân trong nhà
- Mẹ em nằm thao thức
- Nhớ anh đang đi xa…”
- ( “Hương nhãn”_Trần Đăng Khoa )
Cây nhãn là một hình ảnh quen thuộc của làng quê với những vườn nhãn xanh mướt quanh năm, với những chùm quả lúc lắc trên cành vào mùa nhãn chín. Mùa hè nóng nực mà được thưởng thức những trái nhãn ngọt sắc lịm với hương thơm dễ chịu, cảm nhận những cùi nhãn dày mọng nước thì còn gì bằng.
Nguồn Internet