Tìm Kiếm

Soạn Bài Hành Động Nói Tiếp Theo Lớp 8

Đề bài: Soạn Bài Hành Động Nói Tiếp Theo Lớp 8

Bài Làm

I. CÁCH THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG NÓI

Câu 1:

Mục đích 1 2 3 4 5
Hỏi
Trình bày + + +
Điều khiển + +
Hứa hẹn
Bộc lộ cảm xúc

Câu 2:

– Các hành động nói ở các câu 1, 2, 3 được dùng theo lối trực tiếp

– Các hành động nói ở các câu 4, 5 được dùng theo lối gián tiếp.

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1:

a) Các câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ:

  • Từ xữa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời nào không có?

-> Câu nghi vấn thực hiện hành đọng khẳng định

  • Lúc bấy giờ dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?

-> Câu nghi vấn thực hiện hàng động phủ định

  • Lúc bấy giờ dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?

-> Câu nghi vấn thực hiện hành động khẳng định.

  • Vì sao vậy

-> Câu nghi vấn thực hiện hành động gây sự chú ý.

  • Nếu vậy, rồi đây, sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?

-> Câu nghi vấn thực hiện hành động phủ định.

b) Mối quan hệ giữa vị trí của các câu nghi vấn trong từng đoạn văn và mục đích nói:

  • Câu nghi vấn ở đoạn đầu tạo tâm thế cho tướng sĩ chuẩn bị nghe những lí lẽ của tác giả.
  • Câu nghi vấn ở những đoạn văn giữa bài thuyết phục và động viên, K.lệ tướng sĩ.
  • Câu nghi vấn ở đoạn cuối khẳng định chỉ có một con đường là chiến đấu đến cùng để bảo vệ bờ cõi.
 

Bài tập 2:

a) Câu 1.

b) Câu cuối.

-> Việc dùng câu trần thuật để kêu gọi nhưnvậy làm cho quần chúng thấy gần gũi với lãnh tụ và thấy nhiệm vụ mà lãnh tụ giao cho chính là nguyện vọng của mình.

Bài tập 3: Các câu cầu khiến thể hiện mối quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt:

– Song, anh cho phép em mới dám nói. => Lời nói khiêm nhường, nhã nhặn.

– Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. => Lời nói bề trên, hách dịch)

– Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh… => Lời đề nghị nhờ giúp đỡ nhã nhặn, khiêm nhường)

– Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. => Lời mắng nhiếc vô tình, hống hách)

Bài tập 4: Phương án b, c mang tính lịch sự cao hơn.

Bài tập 5: Nên chọn hành động (c) bởi vì chỉ đưa giúp lọ gia vị mà không nói câu nào thì không lịch sự, còn trả lời bằng câu: Cái lọ ấy không nặng đâu mà” là không hiểu ý người nói (người nói không có mục đích hỏi mà mục đích là nhờ cậy).